Thu phương tiện khi lái xe say rượu: Liệu Luật có bị lạ‌m dụn‌g

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngay sau khi Báo thông tin Đề xuất tịch thu ô tô, xe máy của tài xế uống nhiều rượu, nhiều bạn đọc đã gửi thư chia sẻ, tranh luận sôi nổi về đề xuất này, không ít người băn khoăn đề xuất đưa ra có tính đến việc luật chồng luật hay việc luật bị lạ‌m dụn‌g hay không?
Thu phương tiện khi lái xe say rượu: Liệu Luật có bị lạ‌m dụn‌g
Ảnh minh họa

Trước đó, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đề xuất người điều khiển ô tô, xe máy mà có nồng độ cồn trên 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe(GPLX) 24 tháng và tịch thu phương tiện. Việc tịch thu này cũng áp dụng đối với hành vi điều kiển mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tựxe gắn máy, xe thô sơ trên đường cao tốc.

Nhiều độc giả đồng tình với việc tạm thu phương tiện, thậm chí phải xử phạt thật nặng, thật nghiêm để chấn chỉnh hành vi vi phạm Pháp Luật. Đồng tình với quan điểm này, độc giả Lê Văn Hưng cho rằng, việc xử phạt, tạm thu giữ phương tiện sẽ được nhiều người đồng tình vì việc làm này là đúng. Nên xử phạt, thậm chí phải xử phạt thật nặng, thật nghiêm để chấn chỉnh hành vi vi phạm Pháp Luật của con người.

“Tuy vậy, việc tịch thu tài sản của công dân phải do Tòa án hoặc viện Kiểm sát phê chuẩn, không phải ngành nào cũng có quyền làm việc này. Vì thế, cần xem xét lại đề xuất thu giữ tài sản có đúng theo Luật không, phải có căn cứ khi đề xuất một quy định nào đó”-độc giả Lê Văn Hưng viết.

Độc giả Lê Huy Khoa và nhiều độc giả cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, đề xuất tịch thu xe của người vi phạm thể hiện sự yếu kém trong quản lý. “Tại sao không xử lý theo luật, nếu chưa đủ mạnh thì nâng cao mức phạt. Còn tịch thu xe lại liên quan đến vấn đề tài sản của công dân được Hiến pháp bảo vệ, cần phải cân nhắc đề xuất”.

Một số độc giả khác thì cho rằng, vấn đề giao thông ở Việt Nam hiện còn rất nan giải, chúng ta đã có rất nhiều biện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông, tuy nhiên, nhiều biện pháp hiệu quả còn kém. Vì thế, Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia cần kiểm tra lại và tổng hợp công khai các lỗi vi phạm xem loại hình phương tiện nào vi phạm nhiều nhất, chẳng hạn xe máy, xe khách, xe tải, xe con, phương tiện thô sơ khác... để đề xuất biện pháp cho hợp lòng dân và người dân chấp nhận thực hiện. Việc tịch thu phương tiện vi phạm lần đầu là không cần thiết.

Nhiều độc giả khác cho rằng, hiện nay tai nạn giao thông đang gây ra nhiều bất hạnh cho nhiều gia đình, trong đó phần lớn là do say xỉn. Do đó, những độc giả này đồng tình với việc nếu người tham gia giao thông say xỉn mà điều khiển phương tiện giao thông thì tịch thu xe là đúng nhất. “Khi qui định này được thống nhất áp dụng thì chắc chắn rằng không có trường hợp nào vi phạm để mà thu xe. Nếu xe mượn cũng thu luôn, người mượn có trách nhiệm đền cho chủ sở hữu. Do vậy, người có xe cho mượn từ đó cũng phải cân nhắc việc cho mượn”- độc giả Hữu Hòe đề nghị.

Tuy nhiên, độc giả Ngọc Anh và nhiều bạn đọc cũng băn khoăn, xe là cả tài sản lớn của nhiều người. Hiện nay, việc cho mượn hoặc cho thuê xe ở nước ta khá phổ biến. Trong trường hợp đề xuất này được thông qua, thì những người cho thuê hoặc cho mượn xe coi như “mất trắng” tài sản của mình?. Vì thế cần có quy định thật cụ thể xem trách nhiệm của các bên cho thuê, mượn hoặc bên thuê, mượn xe như thế nào nếu xe bị tịch thu?

Cũng băn khoăn về các nội dung trên, độc giả Huy Hoàng còn đặt câu hỏi: Nếu đề xuất được thực hiện, thì những phương tiện bị tịch thu sẽ được xử lý như thế nào? Việc bảo quản, sử dụng những xe này ra sao thì cần phản bàn tính kỹ. “Tôi cho rằng đề xuất của UBATGTQG là quá vội vàng khi chưa tính kỹ đến nhiều hệ lụy nếu như đề xuất này được thực thi. Cùng với đó cũng phải xem xét xem đề xuất này đưa ra có tính đến việc luật chồng luật hay việc luật bị lạ‌m dụn‌g không? Các cơ quan chức năng nên xem xét kỹ để có quy định phù hợp”


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật