Tiểu hành tinh đường kính 500m vừa ‘ghé thăm’ Trái đất

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tiểu hành tinh này được đặt tên là 2004 BL86. Nó lớn gấp 5 lần sân bóng đá và được các nhà khoa học xếp loại là có khả năng gây nguy hiểm, vào lúc 16h20 UTC (khoảng 23h theo giờ Việt Nam) ngày 26/01, đã bay sượt qua Trái đất ở khoảng cách gần nhất trong lịch sử thiên văn.
Tiểu hành tinh đường kính 500m vừa ‘ghé thăm’ Trái đất
Ảnh minh họa

Một vật thể không gian được coi là "nguy hiểm" nếu nó vượt qua quỹ đạo Trái đất ở khoảng cách dưới 0,05 AU (tức bằng khoảng 19,5 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng), và nếu đường kính của nó vượt quá 100-150m. Chúng có thể gây tàn phá chưa từng thấy, hoặc tạo ra sóng thần nếu rơi xuống biển.

Vị trí tiểu hành tinh 2004 BL86 vào ngày 19/1/2015.

Tiểu hành tinh này có tên là 2004 BL86, được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 30/01/2004 tại trạm quan sát thiên thạch Lincoln Near-Earth Asteroid Research (LINEAR) ở White Sands, New Mexico.Điều khiến 2004 BL86 này trở nên đặc biệt là bởi nó có đường kính khoảng 500m, to như quả núi và là tiểu hành tinh lớn nhất bay ngang Trái đất ở cự li gần nhất cho đến năm 2027.

Theo các nhà khoa học, vào 7/8/2027, chúng ta mới có "vị khách" với kích thước tương tự ghé thăm với tên gọi là 1999 AN10 với cự li cực gần.Đặc biệt hơn, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát tiểu hành tinh 2004 BL86 này bằng mắt thường với sự trợ giúp của các thiết bị thiên văn cá nhân hay ống nhòm.


Sơ đồ đường đi của tiểu hành tinh (thiên thạch) 2004 BL86 dựa vào vị trí các chòm sao.

Hình ảnh ghi lại được khi 2004 BL86 đến gần trái đất


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật