Triển vọng quan hệ Mỹ-Ấn trong chuyến thăm của Obama

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sự kiện chuyến thăm New Delhi ba ngày (từ 25-27/1) của Tổng thống Obama để làm khách chính tại lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa Ấn Độ được dư luận nước này rất quan tâm. Đây là chuyến thăm chưa từng có tiền lệ, một tổng thống Mỹ 2 lần đến Ấn Độ khi còn đương chức
Triển vọng quan hệ Mỹ-Ấn trong chuyến thăm của Obama
Tổng thống Mỹ Obama và phu nhân tới New Dhli trên chiếc Không lực 1 (Ảnh )

Chuyến thăm diễn ra 4 tháng sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Mỹ với nhiều thành công được dư luận đánh giá cao.

Ông Obama là lãnh đạo đầu tiên của nước Mỹ tham dự buổi lễ diễu hành chào mừng Ngày Cộng hòa tại New Delhi. Sự hiện diện của ông sẽ gửi đi thông điệp rõ ràng: Ấn Độ và Mỹ "đang vươn tới một tầm cao mới, vượt xa những gì đạt được trong quá khứ", Time dẫn lời Milan Vaishnav, nhà phân tích tại Quỹ Hòa bình Carnegie, nhận xét.

Đón tiếp trọng thị

Theo AFP, ông Obama sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên được đón tiếp như thượng khách tại Lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ, đánh dấu sự gần gũi ngày càng tăng giữa hai quốc gia.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã mời Obama tham gia một chương trình phát thanh trực tiếp qua điện thoại đến phòng thu và lên kế hoạch tổ chức một bữa ăn tối tại nhà Delhi mời Tổng thống Mỹ và đệ nhất phu nhân Michelle Obama.

Tổng thống Mỹ và phu nhân sẽ đến thăm đền Taj Mahal, khu di tích biểu tượng của tình yêu nổi tiếng của Ấn Độ. Tuy nhiên lịch trình chuyến thăm sẽ được cắt ngắn để Tổng thống Obama đi Saudi Arabia viếng Nhà Vua mới qua đời.

Biến tiềm năng thành hành động cụ thể

Thời báo kinh tế của Mỹ trước chuyến thăm của Tổng thống Obama đã có bài viết, phân tích sự thay đổi trong quan hệ Mỹ- Ấn qua chuyến thăm này. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ tới thăm Ấn Độ 2 lần trong khi còn đương chức. Giới quan sát nhận định rằng, chuyến thăm này sẽ có nhiều đóng góp trong lĩnh vực chính trị, tạo động lực đẩy mạnh quan hệ song phương Mỹ- Ấn.

Trong chuyến thăm lần trước tới Ấn Độ trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình (tháng 11/2010), Tổng thống Mỹ Obama đã đạt được một loạt các thỏa thuận về kinh tế thương mại trị giá hơn 10 tỷ USD. Cũng trong chuyến thăm đó, ông Obama đã cam kết thúc đẩy quan hệ Mỹ- Ấn lên mức “đối tác được xác định” trong thế kỷ 21.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Ấn Độ ngay trước khi đến, ông Obama nói rằng hai nước là "đối tác tự nhiên".

"Khi phát biểu trước Quốc hội Ấn Độ trong chuyến thăm lần trước (năm 2010), tôi đã đưa ra tầm nhìn về cách chúng ta có thể trở thành đối tác toàn cầu để đối phó với những thách thức toàn cầu," ông Obama nói.

"Tôi nghĩ rằng các ngôi sao định mệnh cuối cùng đã hiện thực hóa những tầm nhìn tôi đưa ra".

Cũng trước chuyến thăm của Tổng thống Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cho biết, chuyến thăm hứa hẹn “sẽ có một số kết quả rất rõ ràng và tích cực" và sẽ "đạt được tiến bộ hơn" trong việc cải thiện mối quan hệ song phương.

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao về đầu từ toàn cầu mới đây tại bang Gujarat (Ấn Độ), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Tổng thống Obama và Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ tập trung thảo luận 4 lĩnh vực chính: biến đổi khí hậu, hợp tác quốc phòng, hạt nhân dân sự và đối tác kinh tế.

Truyền thông Ấn Độ cho biết sẽ có nhiều thỏa thuận về thương mại và kinh doanh được đưa ra bàn thảo trong chuyến thăm. Thủ tướng Modi đã cam kết, Ấn Độ sẽ là "nơi thuận lợi nhất" để làm kinh doanh và hai nhà lãnh đạo sẽ đồng chủ trì một hội nghị bàn tròn với lãnh đạo các doanh nghiệp Ấn Độ vào thứ Hai (26/1).

quan hệ Mỹ- Ấn từng bị đình trệ dưới thời cựu Thủ tướng Manmohan Singh. Thắng lợi của đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) hồi tháng 5/2014, đưa Thủ tướng Modi lên nắm quyền, đã đem lại “làn gió ấm” cho quan hệ 2 nước. Chuyến thăm Mỹ kéo dài 5 ngày của Thủ tướng Modi tháng 9/2014 đã cải thiện đáng kể mối quan hệ song phương này. Và chuyến thăm Ấn Độ lần này của Tổng thống Mỹ được dư luận đánh giá rằng sẽ “biến những tiềm năng thành lợi ích cụ thể cho cả hai dân tộc", Thời báo Los Angeles dẫn lời Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia cho biết


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật