Bị bạn trai nghi ngờ mất trinh

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chúng em yêu nhau được 4 năm. Sau nhiều lần anh ấy năn nỉ, em đã đồng ý “vượt rào“. Nhưng lần ấy anh nghi ngờ em không còn trinh.
Bị bạn trai nghi ngờ mất trinh
Ảnh minh họa

Lý do đưa ra là dù anh đã cố gắng làm "chu‌yện ấ‌y" nhưng không thấy em ra máu. Anh ấy luôn hỏi về điều này nhưng em không biết giải thích sao. Em rất buồn. Thực sự lần đó có ra ít máu ở quần nhỏ nhưng em không nói với anh. Em năm nay 23 tuổi, đây là lần quan hệ đầu tiên trong đời của em. Xin bác sĩ tư vấn giúp. (Đỗ).

Trả lời:

Chào em,

Trước tiên, tôi xin chia sẻ với em về tình huống cũng như sự lo lắng bất an mà em đang đối diện. Tôi hy vọng phần trình bày sau đây có thể giúp em tháo gỡ vướng mắc, trước nhất là ở chính bản thân em.

Rất nhiều người tin rằng “chảy máu” sau quan hệ lần đầu là một điều bắt buộc ở phụ nữ. Từ đó, họ quan niệm rằng, nếu phụ nữ không chảy máu khi quan hệ thì chắc hẳn đó không phải là lần đầu tiên. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm.

Theo một nghiên cứu khoa học vào năm 1998, công bố trên tạp chí British Medical Journal, 63% phụ nữ tham gia nghiên cứu cho biết họ hoàn toàn không bị chảy máu sau lần quan hệ đầu tiên của mình. Dù rằng nghiên cứu có một số hạn chế, nhưng kết quả như vậy đủ chứng tỏ một sự thật: Không phải phụ nữ nào cũng chảy máu sau lần quan hệ đầu tiên của họ. Thực tế, hiện tượng “không chảy máu” còn khá phổ biến.

Luận điểm y học cũng cho câu trả lời tương tự và xác định rõ: Cấu trúc của màng trinh là đa dạng về hình dáng, độ dày mỏng, phân bố mạch máu.

Qua đây, tôi xin tháo gỡ những suy nghĩ chưa chính xác về màng trinh như sau:

- quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc không nhất thiết khiến màng trinh bị rách. Một số phụ nữ có cấu trúc mảng trinh hở rộng ngay từ lúc mới sinh. Trong khi với một số khác, màng trinh lại phủ gần kín ngả ra của â‌ּm đạ‌ּo. Với nhiều chị em, màng trinh có độ đàn hồi cao và khó rách hơn các phụ nữ khác.

- Rách màng trinh khi quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc không đồng nghĩa với việc tất yếu sẽ có chảy máu. Điều này liên quan đến phân bố mạch máu ở màng trinh, độ dày mỏng và mức độ rách. Đôi khi rách màng trinh không gây đau và cũng không chảy máu nên thực tế một số chị em vô tình bị rách màng trinh trong quá trình sinh hoạt hay lao động mà hoàn toàn không hay biết. Hiện tượng này khá phổ biến ở những phụ nữ thường xuyên vận động mạnh.

- Một nghịch lý là, nhiều trường hợp chảy máu sau quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc ở phụ nữ không phải do rách màng trinh. Nguyên nhân có thể do â‌ּm đạ‌ּo khô, do viêm nhiễm, do quan hệ mạnh bạo gây trầy xước â‌ּm đạ‌ּo, thậm chí đôi khi do máu kinh ứ đọng bên trong tử cung chảy ra ngoài trước tác động của hành vi giao hợp. Điều này cho thấy, suy nghĩ “chảy máu là còn trinh” càng không chính xác.

Với những chia sẻ trên, em có thể thoải mái và tự tin hơn khi biết rằng không chỉ mình em rất nhiều phụ nữ không chảy máu ở lần quan hệ đầu tiên.

Quan niệm về trinh tiết đã có phần cởi mở hơn nhiều so với trước đây. Vậy mà trong bối cảnh xã hội tiến bộ hơn về vấn đề giới và bình đẳng giới, một số nam giới vẫn còn khư khư giữ lại quan niệm cũ kỹ và lạc hậu về “lần đầu tiên” của bạn gái trong khi mặc nhiên phớt lờ việc giữ gìn lần đầu tiên của chính mình. Việc bạn trai nghi ngờ và gặng hỏi cho thấy quan niệm về màng trinh của anh ta còn rất nặng nề, thậm chí nó còn quan trọng hơn so với tình cảm và sự tin tưởng mà cả hai xây dựng trong suốt 4 năm tìm hiểu.

Khi quyết định vượt rào cùng anh ta, có lẽ em đã suy nghĩ rất nhiều, thậm chí còn mường tượng đến hôn nhân, gia đình và hạnh phúc bên cạnh người mình đã hết lòng yêu thương. Đổi lại, em chỉ nhận được sự nghi ngờ và thái độ coi thường khi anh ấy nghĩ em không còn trinh tiết. Cá nhân tôi nghĩ, em nên suy nghĩ kỹ hơn về mối quan hệ này.

“Trinh tiết của người phụ nữ là giá trị của tâm hồn. Nó không hệ tại ở chút ít máu hay lớp màng trinh vô cảm kia”, đây là chia sẻ sau cùng của tôi dành cho em. Hy vọng sẽ giúp em mạnh mẽ và bản lĩnh hơn.

Thân ái.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật