Cô đơn… trên tường

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những đứa con tinh thần của hoạ sĩ thường chỉ được bạn bè, đồng nghiệp chiêm ngưỡng vào ngày khai trương triển lãm, nhận vài câu góp ý, còm sau đó hầu hết đứng “cô đơn... trên tường”.
Cô đơn… trên tường
Không mấy khi có khách xem tranh Ảnh H.A
Mỗi ngày, trên địa bàn Hà Nội diễn ra hàng chục triển lãm tranh lớn, nhỏ nhưng hầu hết chỉ đông khách lúc khai mạc, những ngày còn lại "vắng như chùa bà Đanh".

Lác đác khách xem, thưa vắng người mua

Những cuộc triển lãm gần đây như Thời gian và suy tư tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Khai bút tại Trung tâm nghệ thuật Việt, Thành phố ánh sáng và mây mù tại Trung tâm văn hoá Pháp…, lâu lắm mới thấy một vài khách ghé thăm, chiêm ngưỡng hoạ phẩm trong chốc lát, rồi lặng lẽ đi.
Hoạ sĩ Lục Quốc Nhượng, tác giả cuộc triển lãm tranh cá nhân đang diễn ra tại nhà triển lãm Hội mỹ thuật cho biết, sau bốn ngày khai mạc, khách đến với Hội hoạ Lục Quốc Nhượng đa số là bạn bè và người du lịch nước ngoài. Nếu so sánh với nhiều triển lãm trước đó của hoạ sĩ họ Lục, thì số lượng khách đến tham quan không bằng. “Triển lãm thực chất là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các đồng nghiệp và cũng để khoe với “thiên hạ” thành quả lao động nghệ thuật của mình”, ông Lục Quốc Nhượng cho biết.

Tương tự, hoạ sĩ Tân Trường, tác giả cuộc trưng bày Tuyệt tác Sa Pa vào cuối năm 2008 thừa nhận, rất ít “người lạ” ghé thăm cuộc trưng bày của mình dù nó kéo dài nửa tháng. “Ở nước ngoài, muốn vào xem triển lãm, khách hàng phải mua vé, trong khi, ở ta rộng cửa chào đón, lại miễn phí mà cũng chẳng ai buồn qua. Đấy là vì người dân không có thói quen đi xem triển lãm”, hoạ sĩ buồn rầu nói. Theo ông, những đứa con tinh thần của giới hoạ sĩ thường chỉ được bạn bè, đồng nghiệp chiêm ngưỡng vào ngày khai trương triển lãm, góp ý một vài câu rồi đứng “cô đơn... trên tường”.

Hoạ sĩ Tân Trường cho biết thêm, trước khi tổ chức triển lãm về Sa Pa, ông đã bán khá nhiều tranh cho một khách nước ngoài nhưng trong suốt thời gian diễn ra triển lãm chỉ bán được vài cái, dù đã in mấy trăm tờ rơi quảng cáo. “Không phải cứ triển lãm là bán được tác phẩm đâu, tuy nhiên điều này là cần thiết”, ông chia sẻ.

Còn theo tiết lộ của hoạ sĩ Lục Quốc Nhượng, đến nay chưa có khách hàng nào hỏi mua tranh của ông, trong khi chi phí để tổ chức cuộc triển lãm “ngốn” ngót nghét 15 triệu đồng.

“Trình làng” trong lặng lẽ

Tác giả cuộc trưng bày Hội hoạ Lục Quốc Nhượng cũng tỏ ý chán nản vì bao năm qua, cách thức tổ chức một cuộc triển lãm vẫn nghèo nàn và mang tính thủ tục như khán giả vây quanh xem cắt băng khánh thành và vỗ tay. 

“Các phòng triển lãm của chúng ta hiện quá lạc hậu so với mỹ thuật thế giới”, ông Lục Quốc Nhượng nhận xét. Theo hoạ sĩ, diện tích của các phòng triển lãm hiện nay quá hẹp, có khi một bức tường treo đến 5 bức tranh, vì thế dễ tạo cảm giác bức bối.

Trong khi đó, hoạ sĩ Đỗ Đức nhận xét, dù các triển lãm đều do hoạ sĩ tự thực hiện nhưng đa phần theo cách thức cũ với tư duy của thời bao cấp, vì thế, mỗi năm có đến hàng nghìn cuộc song đa số “trình làng” trong lặng lẽ, không ai biết tới. Triển lãm nhiều nhưng ít người bật ra được cá tính sáng tạo.

Nếu nhìn vào mặt bằng chất lượng các cuộc triển lãm diễn ra liên tục, người nước ngoài thường nhận xét không đúng về mỹ thuật Việt Nam”, hoạ sĩ Đỗ Đức nói.
ĐV
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật