Lính Nga du học tàu Mistral nhận lệnh trở lại tập luyện

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lực lượng Hải quân Nga tuyên bố sẽ cho các thủy thủ trở lại tập luyện theo chương trình đào tạo sử dụng tàu Mistral. Điều này cho thấy Nga không bỏ cuộc trong vụ theo đuổi tàu Mistral.
Lính Nga du học tàu Mistral nhận lệnh trở lại tập luyện
Các thủy thủ Nga sẵn sàng trở lại tập luyện sau kỳ nghỉ

Tàu "Smolny" chở các thủy thủ Nga “du học Pháp” trong vụ tàu Mistral đã trở về cảng Kronstadt (Nga). Điều này được Bộ Quốc phòng Nga khẳng định trên Itar Tass.

Tàu Smolny rời cảng Saint-Nazaire của Pháp vào ngày 18.12. Trên tàu chở hơn 400 thủy thủ Nga đã sang Pháp từ tháng 6 để tham gia chương trình huấn luyện sử dụng tàu Mistral. Đáng lẽ họ phải trở về Nga cùng con tàu Mistral đầu tiên Vladivostok vào cuối năm nay nhưng sự việc bị đổ bể giữa chừng do phía Pháp.

Người của Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các thủy thủ đoàn vừa trở về nước sẽ không giải tán mà họ vừa được nhận lệnh: sau khi nghỉ tết với gia đình thì tiếp tục trở lại tàu Smolny để luyện tập thêm các bài học ở Pháp. Nga tỏ ra chủ động cho phương án sẵn sàng nhận tàu Mistral bất kỳ khi nào.

Itar Tass trích nguồn tin từ Bộ Tham mưu Hải quân Nga cho biết các thủy thủ Nga sẽ chỉ trở lại Saint-Nazaire một khi Pháp chịu giao tàu Mistral đầu tiên cho Nga. Nếu Pháp chịu tôn trọng hợp đồng thì Nga sẽ gửi tiếp thủy thủ đoàn thứ 2 tới Saint-Nazaire để được huấn luyện tạo sử dụng tàu Mistral thứ 2 (tàu Sevastopol dự định giao cho Nga vào tháng 8.2015).

Vào tháng 6.2011, Nga và Pháp đã ký một thỏa thuận trị giá 1,6 tỉ USD để Pháp đóng hai tàu lớp Mistral và chuyển giao công nghệ cho Nga. Chiếc đầu tiên có tên Vladivostok được dự kiến ​chuyển đến Nga vào cuối năm 2014 và chiếc thứ hai có tên Sevastopol sẽ được hoàn thành vào năm 2015.

Nhưng Pháp luôn lần lữa giao tàu từ 4 tháng qua với lý do Nga liên quan đến khủng hoảng Ukraine. Nga cũng không hài lòng trước cách hành xử của Pháp và yêu cầu Pháp phải có thái độ rõ ràng: hoặc trao tàu, hoặc trả tiền (gồm cả tiền bồi thường lên đến 3 tỉ USD).
Trong khi đó, dư luận Pháp cũng không hài lòng với cách xử lý của chính quyền Pháp trong vụ tàu Mistral. Nhà phân tích Roland Hureaux trên tờ Marianne cho rằng nếu Tổng thống Francoise Hollande công khai hủy giao tàu Mistral, Pháp không chỉ thiệt hại vụ này mà sẽ làm mất các khách hàng tiềm năng nào muốn mua vũ khí của Pháp, đặc biệt là giao dịch 126 máy bay Rafale cho Ấn Độ.

Tệ hơn nữa, “lòng trung thành” của Hollande với Mỹ sẽ khiến cả thế giới nhìn vào. Ai sẽ coi trọng một quốc gia “nghe Mỹ hơn cả Anh” và thậm chỉ sẽ bị coi như là bang thứ 51 của Mỹ? Nước Pháp sẽ phải chịu một sự suy giảm giá trị trong quan hệ ngoại giao để lãnh khá nhiều hậu quả.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật