‘NATO là mối đe dọa an ninh hàng đầu’ trong Học thuyết quân sự mới của Nga

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Vladimir Putin đã thông qua Học thuyết quân sự mới của Nga, trong đó nhấn mạnh NATO là mối đe dọa an ninh hàng đầu. Ngay lập tức, Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã có phản ứng rất quyết liệt.
‘NATO là mối đe dọa an ninh hàng đầu’ trong Học thuyết quân sự mới của Nga
Ảnh minh họa

Chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Vladimir Putin phê duyệt Học thuyết quân sự mới của Nga, NATO đã lên tiếng. Phát ngôn viên của NATO - bà Oana Lungescu đã thẳng thừng phủ nhận việc nói NATO là mối đe dọa an ninh hàng đầu đối với bất kỳ quốc gia nào.

"Bất kỳ biện pháp nào mà NATO thực hiện cũng là để đảm bảo sự an toàn cho các thành viên trong khối và rõ ràng nó mang tính chất phòng thủ, tương xứng và phù hợp với luật pháp quốc tế", bà Lungescu nói.

"Trên thực tế, hành động của Nga, bao gồm cả ở Ukraine hiện tại, đã vi phạm luật pháp quốc tế và phá hoại an ninh châu Âu", bà nói thêm trên Twitter.

Bà Lungescu còn nói rằng NATO sẽ "tiếp tục tìm kiếm một mối quan hệ mang tính xây dựng với Nga, nhưng điều đó chỉ có thể với một nước Nga tuân thủ luật pháp và nguyên tắc quốc tế,  bao gồm cả quyền cho mỗi quốc gia tự do lựa chọn tương lai của mình" (ám chỉ việc Ukraine lựa chọn vào NATO).

Học thuyết quân sự mới của Nga, được điện Kremlin công bố hôm thứ Sáu, đã liệt kê 14 rủi ro an ninh cho đất nước, bắt đầu với việc mở rộng sang phía đông của NATO.

Học thuyết này nói rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để trả đũa lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại Nga  hoặc các đồng minh của mình, hoặc một cuộc tấn công thông thường "đe dọa sự tồn tại của nhà nước Nga".

Học thuyết quân sự mới cũng cho biết Nga có thể sử dụng vũ khí "như là một phần của các biện pháp ngăn chặn chiến lược", nhưng không nói rõ nó có thể được sử dụng trong hoàn cảnh nào.

Tuy nhiên, Hội đồng an ninh Nga đã ra tuyên bố rằng Học thuyết quân sự dù thay đổi nhưng vẫn mang tính chất phòng thủ.

quan hệ giữa Kremlin và phương Tây vẫn đang trong giai đoạn đối đầu, kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 (Crimea đã trưng cầu dân ý tách khỏi Ukraine và gia nhập liên bang Nga).
Ukraine và phương Tây cũng đã cáo buộc Moscow tiếp lửa cho cuộc xung đột ở miền đông Ukraine bằng cách hỗ trợ vũ khí và quân đội cho phe ly khai. Nga đã phủ nhận mọi cáo buộc của phương Tây.
EU và Mỹ đã áp đặt liên tiếp biện pháp trừng phạt kinh tế khiến Nga gặp khó khăn nhưng Moscow không thay đổi quan điểm. Học thuyết quân sự mà Tổng thống Putin mới thông qua đã thể hiện mạnh mẽ thái độ của nước Nga.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật