Trời lạnh, cẩn thận với bệnh xương khớp

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Mỗi khi trời trở lạnh, lượng bệnh nhân tới khám cơ xương khớp lại gia tăng. Nhiều trường hợp khớp đau nhức, sưng tấy, co cứng đến mức không thể vận động, có người còn bị té ngã gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trời lạnh, cẩn thận với bệnh xương khớp
Ảnh minh họa

TS-BS Nguyễn Đình Khoa, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cảnh báo.

Dễ bị gãy xương do khớp co cứng

Phần lớn bệnh nhân có triệu chứng cơ xương khớp cấp tính. Nhiều trường hợp mắc hội chứng vai gáy (cơ vùng vai hoặc gáy bị co cứng) và đau lưng cấp thường gặp ở các đối tượng là vận động viên, người chơi thể thao, hoặc nằm ngủ sai tư thế, gối đầu quá cao...

Ngoài ra, triệu chứng cơ xương khớp cấp tính khác rất dễ xảy ra vào mùa lạnh là xơ cứng bì (dân gian gọi là cước). Nhiệt độ quá lạnh sẽ gây co thắt mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân, tạm thời làm giảm quá trình cung cấp máu. Khi đó, đầu ngón tay, ngón chân trở nên trắng nhợt và chuyển dần sang tím. Lúc mạch máu lưu thông trở lại, đầu ngón tay chân bị tấy đỏ. Những trường hợp nặng, đầu ngón tay, chân sẽ lở loét, thậm chí hoại tử.

Bên cạnh các bệnh lý cấp tính kể trên, yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới những bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp mạn tính. Với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, thời tiết hanh khô có thể mắc phải hội chứng Sjogren. Hội chứng này gây khô mắt, khô miệng do giảm bài tiết của tuyến lệ và tuyến nước bọt.

bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận, nhiều bệnh nhân loãng xương bị té ngã, gãy xương vào mùa lạnh do khớp co cứng, đi đứng khó khăn.

Một số bệnh lý mạn tính khác như viêm cột sống dính khớp, bệnh tự miễn (lupus ban đỏ), thoái hoá khớp đều có xu hướng trở nặng hơn khi nhiệt độ môi trường giảm.

Nguyên nhân và cách phòng tránh

TS-BS Khoa cho biết, thời tiết trở lạnh khiến áp suất không khí thay đổi, từ đó gây áp lực lên hệ cơ xương khớp. Không chỉ thế, vào mùa đông ngày ngắn đêm dài, cộng với nhiệt độ lạnh khiến nhiều người ngại tập thể dục, hạn chế vận động. Chính việc lười vận động đã gây ra tình trạng co cơ, cứng khớp.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trời lạnh làm con người có xu hướng kém lạc quan hơn bình thường. Tâm lý kém lạc quan ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng của bệnh nhân xương khớp, khiến họ có cảm giác đau nhức nhiều hơn.

Việc phòng tránh, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp vào mùa lạnh vô cùng quan trọng. Những người bị bệnh xương khớp mạn tính cần giữ ấm c‌ơ th‌ể bằng cách mặc đồ dài, đi ngủ đeo vớ, mang găng tay. Khi quá lạnh, hay vào lúc trời mưa, người bị viêm khớp mạn tính nên hạn chế ra ngoài.

Để bảo vệ c‌ơ th‌ể trước các nguy cơ mắc bệnh xương khớp, phòng ngủ cần phải kín đáo. Uống các loại nước như trà, sôcôla, cà phê nóng cũng rất có ích, giúp giữ ấm c‌ơ th‌ể.

Nếu tình trạng đau nhức gia tăng, có thể ngâm tay, chân vào nước ấm, tắm nước nóng. Sử dụng túi chườm nóng sẽ làm dãn mạch, mềm cơ, có tác dụng giảm đau và cải thiện vận động của khớp khá tốt.

Với các trường hợp viêm khớp dạng thấp mắc hội chứng Sjogren có thể hỗ trợ bằng cách nhỏ nước mắt nhân tạo và uống thật   nhiều nước.

Hãy cố gắng duy trì tập thể dục. Trước khi ra ngoài hay chơi thể thao, cần khởi động để hạn chế co cứng cơ.

Tập thể dục giúp c‌ơ th‌ể khỏe mạnh và là là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Lưu ý, những bệnh nhân xương khớp mạn tính không được tự ý điều chỉnh thuốc khi cơn đau gia tăng. “Trong toa bác sĩ đã cho thuốc kháng viêm, giảm đau nhưng bệnh nhân lại tự ý mua thêm về uống. Dùng thuốc kháng viêm, giảm đau quá liều lượng rất nguy hiểm, có thể bị biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chức năng gan, thận”, TS-BS Khoa cảnh báo.

Nếu thấy tình trạng xương khớp đau nhức bất thường, hãy đi khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Với bệnh nhân mới, bác sĩ sẽ chỉ định cho làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh và kê toa, hướng dẫn cách tập luyện, sinh hoạt. Những bệnh nhân mắc bệnh trước đó, bác sĩ sẽ đánh giá qua mỗi lần tái khám, tùy vào tình trạng bệnh để tăng hay giảm liều thuốc cho phù hợp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật