Có cơ chế tốt để thu hút, khai thác nguồn vốn

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trao đổi với pv, ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng: Việc kiều hối đầu tư vào gửi tiết kiệm tại các ngân hàng là gián tiếp để cho các nhà sản xuất kinh doanh vay, cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Có cơ chế tốt để thu hút, khai thác nguồn vốn
Ông Bùi Đức Thụ

tiết kiệm nội địa vào khoảng gần 30%, cộng với giao dịch vãng lai từ nước ngoài gửi về tài khoản vốn thì lượng đó trong nước của ta là tương đối lớn, nhưng cơ chế chính sách để thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay gửi tiết kiệm là chưa đủ lớn, trong khi tiềm lực tài chính trong dân đang còn lớn.

PV: Báo cáo Toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam vừa được viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương công bố cho thấy, hiện hơn 30% lượng kiều hối được gửi về Việt Nam được gửi vào ngân hàng để lấy lãi. Còn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh vẫn khiêm tốn. Vậy phải chăng do cơ chế chính sách của chúng ta chưa đủ sức thu hút, thưa ông?

Ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội:

Chức năng của ngân hàng là tập hợp các nguồn vốn nhàn rỗi. Do đó nguồn vốn nhàn rỗi đó được tập hợp tích tụ vào, còn ai có nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh thì họ lại cho vay. Việc kiều hối đầu tư vào gửi tiết kiệm tại các ngân hàng là gián tiếp để cho các nhà sản xuất kinh doanh vay, cung ứng vốn cho nền kinh tế. Tôi cho rằng việc có đến 30% lượng kiều hối được gửi tiết kiệm tại các ngân hàng để lấy lãi đó cũng là hoạt động bình thường. Vì hàng năm chúng ta đưa hàng trăm nghìn người đi lao động tại nước ngoài. Họ có thu nhập và chuyển về thì không thể bắt họ phải đầu tư vào sản xuất kinh doanh vì nó phụ thuộc vào năng lực nhu cầu của họ. Họ gửi vào ngân hàng là hợp lý, còn anh nào muốn sử dụng nguồn vốn thì thông qua ngân hàng là trung gian để vay.
Có ý kiến cho rằng có tới 20% lượng kiều hối đổ vào đầu cơ tích trữ vàng là đáng quan ngại, bởi điều đó cho thấy tâm lý người dân vẫn nghe ngóng và niềm tin đầu tư dân doanh vẫn chưa hồi phục?
- Người có ngoại tệ từ nước ngoài gửi về thì sử dụng như thế nào đó là quyền của họ, Pháp Luật không cấm. Cũng có thể họ đầu tư vào sản xuất kinh doanh, có thể đầu tư vào vàng để tích trữ. Việc sử dụng tỷ trọng vào vàng hay nhà đất do đánh giá của họ với khả năng thu hồi lợi nhuận trong tương lai. Họ thấy giá vàng của ta đang thấp sắp tới có khả năng tăng cao thì họ mua vàng để tích trữ, khi giá vàng đem lại tỷ suất lợi nhuận thì họ bán vàng ngay.
Đó cũng là cái bình thường của nền kinh tế, nhưng cái đáng quan tâm chính là GDP của Việt Nam với phần tiêu dùng 70-71%, còn tiết kiệm nội địa vào khoảng gần 30%, cộng với giao dịch vãng lai từ nước ngoài gửi về tài khoản vốn thì lượng đó trong nước của ta là tương đối lớn, nhưng cơ chế chính sách để thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay gửi tiết kiệm là chưa đủ lớn, trong khi tiềm lực tài chính trong dân đang còn lớn. Vấn đề ở chỗ chúng ta cần một cơ chế chính sách thế nào cho hợp lý để khai thác mọi nguồn vốn còn tồn trong dân để tích tụ tập trung đầu tư vào sản xuất kinh doanh, khai thác sử dụng những nguồn lực tiềm năng có hiệu quả, chứ xét về một khoản, một nguồn lực tài chính trong đó có kiều hối là một góc cạnh.
Nền kinh tế của ta đang thiếu vốn, nhất là trong vấn đề nông nghiệp. Vậy làm sao để thu hút kiều hối đầu tư vào lĩnh vực này thưa ông?
- Chính sách đối với nông nghiệp hiện nay chúng ta đã có. Thứ nhất, ngoài chính sách tài chính đối với nông nghiệp có rất nhiều. Ví dụ như không thu tiền sử dụng đất mà thu phần vượt hạn điền. Thủy lợi cũng như tiền điện nước cũng được đầu tư hết, thuế vật tư nông nghiệp đầu vào xuống còn một nửa, phân bón thức ăn chăn nuôi đưa vào diện không thu thuế. Đó là những cái ưu tiên, ưu đãi về mặt tài chính. Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp phân theo từng khu vực, sản xuất nông nghiệp ưu tiên về thuế, thu thuế thấp. Trong nông nghiệp vùng sâu, vùng xa phân theo địa bàn thu theo ngành nghề. Tuy nhiên vấn đề chính là việc khó khăn hiện tại trong nông nghiệp đang có rất nhiều. Đó là chất lượng của sản phẩm và sức cạnh tranh của ta kém trên thế giới nhưng hỗ trợ chưa đủ sức để giải quyết căn cơ cái gốc chất lượng hàng hóa.
Có thể thấy rằng so với Thái Lan, hoa quả của ta chúng ta kém chi phí sản xuất của ta cao, rồi vấn đề thị trường, khiến cho giá rẻ. Cho nên để giải quyết nông nghiệp phục hồi như mong muốn thì phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề chứ không chỉ có mỗi chính sách tài chính, tín dụng. Do đó để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này cần nhiều chính sách mang tính đồng bộ, ổn định lâu dài, cùng những chính sách miễn giảm ưu tiên về thuế, đầu tư công nghệ, đặc biệt là vấn đề thị trường.
Trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật