Tổng thống Syria giết em rể bằng một vụ đánh bom?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Bashar al-Assad, Tổng thống Syria giết em rể bằng một vụ đánh bom hồi hạ tuần tháng 7.2012, là thông tin của báo The Wall Street Journal (WSJ).
Tổng thống Syria giết em rể bằng một vụ đánh bom?
Áp phích ca ngợi Tổng thống as‌sad

WSJ nêu giả thiết chế độ Tổng thống Syria giết em rể được đặt ra, bởi khoảng 20 người, gồm cựu và đương kim quan chức,thủ lĩnh đối lập, quân nổi dậy... Họ  cho biết vụ đánh bom ngày 18.7.2012 là bằng chứng một sự chia rẽ, giữa gia đình as‌sad và phe cứng rắn, với các sĩ quan tìm cách đàm phán với các nhóm đối lập.

tiêu diệt em vợ vì tư tưởng làm hòa với phe nổi dậy
Hôm ấy, giữa lúc quân nổi dậy đang đánh nhau với quân chính phủ, một vụ đánh bom xé toang trụ sở Ủy ban an ninh quốc gia ở thủ đô Damascus, giết chết 3 sĩ quan cấp cao cùng tướng as‌sef Shawkat giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, và Shawkat là em rể của Tổng thống as‌sad.
Cựu đại sứ Mỹ tại Syria lúc đó là Robert Ford, hiện làm việc cho viện Trung Đông (một tổ chức nghiên cứu độc lập ở Washington) nói:" Tôi chưa thấy chứng cứ nào cho thấy đó là chuyện trong nhà xử nhau, nhưng cáo buộc này lan khắp nơi".
Manaf Tlass,một cựu tướng Syria đào ngũ hai tuần trước khi Shawkat bị giết, kể: hai tháng trước vụ đánh bom, còn có một âm mưu ám sát tướng Shawkat  bằng bữa ăn trưa thẩm thuốc độc nhưng không thành.

Tlass nói Shawkat trở thành nỗi đe dọa cho chế độ as‌sad, dù ông là chồng của em gái ông as‌sad.

Trước tiên, tướng Shawkat từng chỉ huy Cục tình báo quân đội (một trong những cơ quan đáng sợ nhất của Syria) và có nhiều sĩ quan trung thành.

Kế đến, tướng Shawkat có thái độ cầu hòa với phe nổi dậy:

Tháng 6.2011, một số người phản tiếp tục phong trào  phản đối hòa bình, trong khi bùng nổ B.L giữa các tay súng nổi dậy theo đạo Hồi dòng Sunni với quân chính phủ.
Đến mùa thu, cánh nổi dậy ở Homs chiếm được vùng ngoại ô. Đối với quân đội, đà tiến quân của phe nổi dậy đe dọa những tuyến đường quan trọng nối Damascus với các cảng biển Syria.

Đến cuối năm 2011, tướng Shawkat cùng 2 sĩ quan an ninh thăm Homs (thành phố lớn thứ ba của  Syria) để gặp phe đối lập, các doanh nhân và lãnh đạo cộng đồng, tôn giáo.

Tướng  Shawkat đề nghị kế hoạch ngưng bắn, gồm chế độ ngưng bắt phe đối lập và không pháo kích vào các vùng dân cư, đổi lại là phe nổi dậy hứa ngưng tấn công các chốt kiểm soát của quân đội.

Nhưng không đạt được thỏa thuận nào. Các động thái làm hòa của tướng Shawkat - như cho phép xe cứu thương đến thu xác chết và người bị thương - bị các tay cứng rắn trong chế độ chặn.

Tướng Tlass kể quyền thế của tướng Shawkat bị giảm đáng kể, sau khi ông từ Homs trở về. Các chỉ huy an ninh và tình báo được giao quyền nhiều hơn.

Tướng Shawkat (phải)
Bạn thân, ông as‌sad cũng không tha
Tướng Tlass đào ngũ sau khi vệ sĩ phát hiện 6 khối nổ được cài bên ngoài văn phòng của ông ở một căn cứ quân sự tại Damascus.
Tlass tố cáo chế độ as‌sad muốn khử cả ông, vì ông cùng Shawkat kêu gọi chính phủ nên thương lượng với các nhóm đối lập ôn hòa và vũ trang, trong khi các chỉ huy tình báo và an ninh của ông as‌sad đều muốn bóp nát cuộc nổi dậy.
Thật lâu trước khi cuộc nội chiến Syria bùng nổ hồi mùa xuân 2011, Tlass và ông as‌sad-bạn học chung  học viện quân sự-được xem là thế hệ lãnh đạo Syria mới: trẻ, hiện đại và sẵn sàng mở cửa cho cuộc cải cách.

Tlass kể: “Assad bắt đầu các bước chủ nghĩa cải cách từ 1998 đến năm 2000, thậm chí từ trước khi trở thành tổng thống. Tôi thân cận ông ta. Mọi người đều hy vọng và nhận định ông ấy có thể thay đổi nhiều điều”.

Ngay cả Mỹ cũng cho rằng có thể làm việc với ông as‌sad, tái chỉ định một đại sứ đến Damascus năm 2009.

Nhưng mọi sự thay đổi, sau khi quân đội Syria giết 2 người phản đối ngày 18.3.2011, tại thành phố Deraa.  Nó gây ra các cuộc tuần hành hòa bình của đa số dân Hồi giáo dòng Sunni đòi lật đổ Tổng thống as‌sad.

Hai ngày, ông gọi điện lấy ý kiến Tlass, người gợi ý ông as‌sad nên “cất” thị trưởng Deraa, thả người biểu tình, bắt chỉ huy an ninh và đến thăm thành phố này để trấn an.

Tlass nhớ lại: “Tôi bảo ’xã hội chúng tôi là bộ tộc, sẽ đề cao động thái làm hòa của ông ấy’ và ông ấy đồng ý”.

Tổng thống as‌sad (trái) với tướng Tlass
Nhưng càng có thêm người phản đối, càng nhiều người bị giết. Ông as‌sad nói trong diễn văn trước quốc hội Syria ngày 30.3.2011: “Không còn là bí mật, Syria nay đối diện một âm mưu lớn, trải dài từ trong nước qua các nước xa gần”.

Lúc đó, Tlass chỉ huy một đơn vị quân 3.500 lính Vệ binh Cộng hòa bảo vệ thủ đô và tổng thống.

Tlass kể 300 quân được cử tới thành phố Douma để giúp kiểm soát tình hình khi hàng ngàn người xuống đường.

Ông nói người biểu tình bị quân đội đàn áp và báo cáo với chỉ huy tình báo Hafez Makhlouf (họ hàng bên ngoại của ông as‌sad) vốn là người bắn chết hàng chục người biểu tình hồi tháng 4.2011.

Tlass kể một số lính của ông bị xử tử vì từ chối bắn vào người phản đối. Một sĩ quan giỏi nhất của ông từ Douma trở về và xin xuất ngũ. Ông khuyên người này kiên nhẫn vì “tổng thống hứa sẽ sửa đổi mọi sự trong 3 tuần”.

Hôm sau, người sĩ quan t‌ּự sá‌ּt.

Tlass kể ông vẫn giữ được chức, nhưng bị chế độ gạt bỏ sang một bên, sau khi ông phản đối việc bắn người biểu tình, và ông kêu gọi đàm phán với các thủ lĩnh cộng đồng tham gia cuộc phản đối.

Ông bảo vì quan điểm này mà ông có xung đột với những tay cứng rắn gần cận ông as‌sad.

Tlass kể hồi tháng 5.2011, ông có cuộc gặp cuối với ông as‌sad: “Tôi nói với ông ta, rằng “tôi là bạn ông, khuyên ông chớ chọn giải pháp quân sự.Hãy chọn một giải pháp chính trị”.

Ông as‌sad đáp: “Ông bạn mềm quá”.

Đến tháng 7.2012, Tlass đào ngũ, chạy trốn khỏi Syria.

Tướng Tlass đào ngũ
"Chỉ cần dân sợ, không cần dân yêu"

Phó tổng thống lúc đó là Farouq al-Sharaa, cũng thúc đẩy đối thoại với phe đối lập, là nạn nhân kế tiếp, theo người thân của ông.

Ông bị quản thúc tại gia, sau khi ông chủ trì một hội nghị đối thoại quốc gia ở Damascus hồi đầu tháng 7.2011

Các cơ quan an ninh, tình báo Syria nhận định họ có thể tái áp dụng các biện pháp đàn áp từng có hiệu quả hàng chục năm, theo các nhà ngoại giao phương tây và cựu quan chức chế độ.

Thủ lĩnh đối lập Haytham Manaa sống lưu vong ở Pháp, nói chế độ as‌sad bị bất ngờ, khi người dân vượt qua nỗi sợ, tiếp tục xuống đường phản đối, lấy cảm hứng từ cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả rập ở Tunisia, Ai Cập và Libya.
Tlass hiện sống ở Paris (Pháp), nói: "Assad thà tàn phá đất nước hơn là chịu mất quyền lực".
Thủ lĩnh chính trị Walid Jumblatt người Lebanon, kể lần gặp ông as‌sad cuối cùng là tháng 6.2011: “Ông ấy nói với tôi ở cuối cuộc gặp: "Tôi không muốn dân yêu tôi,mà muốn họ sợ tôi".

Trong khi đó,người trung thành với chế độ cũng nêu tinh thần "Assad hoặc chẳng ai khác. as‌sad hoặc chúng ta sẽ thiêu rụi cả nước".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật