Hawaii - thiên đường không có thật

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hawaii là một trong những bang có tỷ lệ vô gia cư cao nhất nước Mỹ. Dù tỷ lệ thất nghiệp ở đây chưa đến 5% nhưng giá nhà đắt đỏ thậm chí còn ngày càng khiến nhiều người bị đẩy ra đường hơn nữa.
Hawaii - thiên đường không có thật
Một người đàn ông nằm ngủ bên bãi biển Waikiki, Honolulu. Ảnh: AP

Giá thuê một căn hộ 2 phòng ngủ ở Honolulu (thủ phủ của Hawaii) trung bình mỗi tháng là hơn 1.800 USD - một trong những mức giá cao nhất ở Mỹ.

Đảo Oahu - nơi 3/4 số người vô gia cư của Hawaii sinh sống, ở ngoài đường đã khó giờ lại còn khó khăn hơn gấp bội. Ngày 2/12, thị trưởng thành phố Honolulu Kirk Caldwell đã ký một dự luật cấm ngồi hay nằm trên các vỉa hè công cộng nhiều người qua lại từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Những người bất chấp điều này có thể sẽ chịu mức phạt lên đến 1.000 USD và bị tạm giam 30 ngày.

Theo ông, mục đích của kế hoạch này là đưa những người này vào trại vô gia cư. Các doanh nghiệp ở bãi biển nổi tiếng Waikiki - trung tâm của ngành công nghiệp du lịch ở Hawaii đều thể hiện sự đồng tình với chính sách này.

Các biện pháp thẳng tay tương tự thế này có thể thấy ở khắp nước Mỹ. Dù rằng giá nhà đất có thể rất dễ chịu - gần 30% thu nhập của gia đình thì mọi người vẫn không thể chống chịu nổi (từ năm 2001, gần 13% người dân đã mất nhà).

Theo Trung tâm Luật Quốc gia về vô gia cư và nghèo đói, điều luật này nhằm vào những tình trạng đang ngày càng phổ biến như: dựng lều trại, ngủ trong xe, ăn xin hay lang thang ở các nơi công cộng. Hai năm qua, hơn 20 thành phố đã coi hành động bố thí những người vô gia cư ở nơi công cộng là bất hợp pháp.

Các lều tạm của người vô gia cư ở bãi biển Maili Park, Oahu, Hawaii. Ảnh: Janis L. Magin.

Jerry Jones - giám đốc nhóm vận động hành lang của Liên minh Quốc gia về vô gia cư cho biết điều luật này sẽ phản tác dụng. Những người tuân thủ luật có thể sẽ bị đẩy đến đường cùng, phạm tội, và rất khó để đưa mọi thứ trở lại như cũ.

Lệnh cấm ở Honolulu về tình trạng vô gia cư sẽ khiến họ sống tạm bợ hơn và các cơ quan dịch vụ xã hội cũng sẽ khó khăn hơn để tìm được họ. Những người ngủ ở sân bay chắc chắn sẽ là điểm đầu tiên đập vào mắt các khách du lịch.

Nhiều thành phố đã giảm được tình trạng vô gia cư nhờ áp dụng một biện pháp khác có tên Housing First (Nhà đất trước tiên). Housing First sẽ trả trước cho họ tiền nhà và sau rồi sẽ chuyển các hỗ trợ cần thiết cho người sống ở đó sau. Một nghiên cứu từ Los Angeles chỉ ra rằng cộng đồng sẽ tiếp kiệm được hơn 27.000 USD/ năm cho mỗi người nếu áp dụng chương trình như thế này.

Hawaii đang từng bước tiến đến kế hoạch Housing First. Ông Caldwell đã hứa sẽ cấp 3 triệu USD cho 100 người vô gia cư ở thành phố Honolulu và 43 triệu USD khác để xây thêm nhiều nhà nữa. Nhưng họ lại đưa rất ít thông tin chi tiết và dĩ nhiên sẽ không thể hoàn thành các ngôi nhà mới này trong vài năm tới. Nhưng họ lại đề cập đến việc đưa những người vô gia cư về một trại gần Đảo Cát (Sand Island), cách xa khách du lịch ở Waikiki.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Economist, một ấn bản tin tức và các vấn đề quốc tế, có trụ sở tại London, Anh. Ấn bản này được thành lập vào năm 1843. The Economist có nhiều đối tượng độc giả là giám đốc điều hành danh tiếng và các nhà làm chính sách.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật