Sập hầm thủy điện Đạ Dâng: Bộ trưởng đề nghị làm rõ chủ đầu tư đang ở đâu?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
7h sáng 17/12, các xe chuyên dụng đang đưa các vật tư và một số kĩ sư vào hầm. Nước uống, sữa và cháo đã tiếp tế cho công nhân nên họ đã chống chọi được qua đêm.
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng: Bộ trưởng đề nghị làm rõ chủ đầu tư đang ở đâu?
Đang tập kết các thiết bị vào hầm, tổ chức cứu người

Tiếp tục cập nhật:

14h30’: Sau khi vào đường hầm, bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã quay ra miệng hầm.

Ông Dũng đề nghị cho gặp chủ đầu tư đã bỏ tiền ra làm nhà máy thủy điện. Các nhà thầu báo chủ đầu tư đi nước ngoài chưa về.

Ông Dũng hỏi: "Có đúng đi nước ngoài không. Điều tra xem có đúng như vậy không?”.

Báo cáo với đoàn công tác, Tổng Công ty Sông Đà 10 (đơn vị đến hỗ trợ cứu nạn) cho biết hiện đã phối hợp với các lực lượng lên phương án khoan xuyên và khoan nhồi, nhưng khoan nhồi từ trên đỉnh núi xuống vẫn chưa có thiết bị.

Ông Dũng yêu cầu đưa ngay một khoan nhồi từ TP.HCM xuống hiện trường để khoan dù phải mất tốn thêm thời gian nữa. Nếu phương án khoan nào xong trước thì dừng lại để tính toán tiếp.

“Bây giờ phải tập trung trước tiên là cứu người”, ông Dũng nói và đề nghị một thứ trưởng Bộ Xây dựng cùng với đại diện Cục giám định chất lượng công trình phải ở lại, túc trực cùng các cơ quan chức năng cho đến khi cứu người xong mới rút về.

Có mặt tại hiện trường, bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết sáng nay lực lượng cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp của Tập đoàn than khoáng sản VN được huy động vào tham gia ứng cứu sập hầm.

Tuy nhiên, các dụng cụ cứu hộ chuyên nghiệp không được phép mang lên máy bay. Ngay sau đó, bộ trưởng Hoàng đề nghị thư ký phải báo về cho Chính phủ để phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải can thiệp nhằm đưa dụng cụ chuyên nghiệp vào cứu người trong tình trạng khẩn cấp.

Giải thích về các biện pháp sau khi thi công xảy ra sự cố, đại diện Công ty Sông Đà 505 cho biết đang khoan vào hầm của 12 người bị nạn để đưa một ống phi 100 nhằm chuyển quần áo vào.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã biểu dương tỉnh Lâm Đồng và công binh quân khu 7 đã kịp thời đưa các lực lượng đến hiện trường cứu người.

Ông Dũng nói đây là một vụ sập hầm đặc biệt nghiệm trọng. Do đó phải cùng lúc làm hai phương án khoan xuyên ngang núi và khoan nhồi từ đỉnh xuống để đề phòng khi mũi khoan gặp đá, còn có phương án khác, đủ thời gian đưa 12 người ra sớm.

Tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo cho các sở ngành liên quan cùng phối hợp với các lực lượng của bộ đưa ra các giải pháp, làm rõ nguyên nhân trách nhiệm của chủ đầu tư.

“tai nạn xảy ra mọi người có mặt cứu hộ 24 giờ qua nhưng đại diện chủ đầu tư ít có mặt ở đây là thiếu trách nhiệm” - ông Dũng nói.

13h: Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng đến hiện trường nghe các đơn vị báo cáo vụ sập hầm.

Hai vị bộ trưởng tại hiện trường

Hai bộ trưởng chỉ đạo các lực lượng chức khắc phục sự cố

Hai bộ trưởng lội nước trong hầm

Vào lúc 12h: Nhóm công binh được lệnh vào miệng hầm để đào từ cửa miệng chính.

Tại hiện trường đã có năm lán trại của quân đội, y tế được dựng lên.

Nhiều người đã tranh thủ ăn trưa để chuẩn bị đổi ca cho đồng đội. Giờ này trời không còn mưa, mát mẻ theo khí trời Đà Lạt nên đang thuận lợi cho các lực lượng cứu hộ cứu nạn.

11h20’: Có mặt suốt từ hôm qua đến nay tại hiện trường vụ sập hầm để chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn 12 công nhân bị mắc kẹt, thiếu tướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an Lâm Đồng cho PV biết: "Công tác cứu hộ vẫn đang được thực hiện khẩn trương. Hiện lực lượng công binh, công an, quân đội và công nhân công trình đang gấp rút đào hầm để mở đường vào cứu các nạn nhân.

Lượng đất đào ra đến đâu, chuyển ra xe chở ngay đi đến đó. Cùng với đó là việc gia cố, tránh không để hầm tiếp tục bị sập. Cơn mưa rả rích suốt ngày qua đến sáng nay khiến lượng nước trong hầm dâng cao; đất trong hầm bị sập xuống hòa với nước trở thành bùn nhão cùng với đá khối lớn gây rất khó khăn cho công tác đào bới. Trong khi đó trời lạnh 13-14 độ. Dù khó khăn là vậy, nhưng không thể so sánh nổi với sự chịu đựng của các nạn nhân đang mắc kẹt bên trong nên bằng mọi cách chúng tôi phải triển khai các phương án khả thi nhanh nhất, tránh xảy ra tình trạng xấu hơn nữa".

Trong khi đó ông Huỳnh Ngọc Cảnh, Giám đốc Sở Công Thương Lâm Đồng nói: “Cấu tạo của hầm dẫn nước thủy điện này có các ngách trên cao, được khoét rộng ra hai bên để công nhân cất dụng cụ và các vật dụng khi vào thi công đường hầm. Liên lạc với bên trong thì được biết các anh chị em công nhân bị mắc kẹt trong hầm hiện đang trú ẩn trên đó. Lương thực (cháo gà, xúc xích, sữa, nước uống…) đã được chuyển vào và các nạn nhân đã nhận được nên phần nào yên tâm. Họ đang chờ đợi từng giây để được giải cứu nên Ban chỉ huy cứu nạn cũng đang dốc toàn tâm toàn lực với công việc."

9h45’: Tại hiện trường, ông Phan Văn Hùng, Phó tham mưu trưởng - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết, công tác đào hầm để cứu 12 nạn nhân sẽ gặp nhiều khó khăn vì lượng đất đá, bùn nhão rất lớn.

Bộ đội công binh sẽ kết hợp với các lực lượng khác vừa đào lấy đất đá ra khỏi hầm vừa gia cố mái chống sạt lở. Công tác cứu hộ thủ công như thế này rất tốn thời gian, chưa thể xác định được khi nào sẽ thông hầm để cứu 12 người bị nạn bên trong. Hiện toàn bộ lực lượng đã được huy động để đẩy nhanh tiến độ nhất có thể.

Ngoài ra, thông tin từ các nạn nhân truyền ra ngoài cho biết, nước trong hầm đã dâng cao khoảng 1 mét và tiếp tục dâng thêm, hiện họ đang phải dồn nhau lên dàn giáo. Vì vậy công tác cứu hộ càng phải khẩn trương.

Vào 9h15: Ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng đã đến hiện trường, nghe ban chỉ huy cứu hộ báo cáo tình hình.

Ban chỉ huy cho biết: thời điểm này, sức khỏe 12 nạn nhân ổn định, đã tiếp nhận được thức ăn.

Hiện nay, đã có 50 người túc trực, thay phiên đào đất, đá trong đường hầm để tiếp cận các nạn nhân.

Ông Nguyễn Xuân Tiến biểu dương nỗ lực của lực lượng cứu hộ trong suốt 24 tiếng đồng hồ qua, đồng thời yêu cầu bằng mọi giá trong hôm nay phải cứu được 12 công nhân ra khỏi đống đổ nát, bảo đảm hạn chế tối đa những rủi ro, hạn chế những sai sót có thể xảy ra.

Ông Tiến cũng thông tin chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gọi điện thoại chỉ đạo, bằng mọi giá, mọi cách phải cứu được người.

Ông Tiến cho biết trưa nay, hai bộ trưởng của bộ Công thương và bộ Xây dựng sẽ có mặt ở hiện trường.

Lúc 8h30 ngày 17/12, Đại tá Phạm Văn Hùng, phó tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết đã phải thay đổi kế hoạch giải cứu các nạn nhân trong vụ sập hầm thủy điện tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, lực lượng quân khu 7 vừa đưa thêm 30 công binh vào hiện trường tiến hành đào kè vào vị trí sạt lở theo hình chữ A, đào tới đâu đưa khu gỗ gia cố tới đó.

Đưa thiết bị vào hầm cứu hộ nạn nhân

Cơ quan chức năng dùng mọi phương tiện tập trung cứu hộ nạn nhân

Người dân theo dõi việc cứu hộ

8h10’: đại tá Hoàng Công Thạo (Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Lâm Đồng) - chỉ huy trưởng điều hành cứu hộ cứu nạn đã bắt đầu chỉ huy đưa một nhóm cứu hộ vào sâu trong đường hầm. Lúc này trời rất lạnh.

Ở ngoài miệng hầm, lực lượng công binh đang khẩn trương cưa gỗ đưa vào hầm tạo nên tiếng lè xè ở cả đồi núi.

Nhiều phóng viên xin đi cùng vào trong hầm nhưng các cơ quan chức năng từ chối vì không thể cho vào một khu vực đang rất nguy hiểm.

Gần 8h: thượng tá Nguyễn Văn Hùng phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn công binh 25 (quân khu 7) cho biết 29 chiến sĩ của đơn vị hành quân từ lúc 2g sáng nay đến hiện trường tác chiến.

Các lực lượng đang phối hợp cưa cây, mang những vật dụng cần thiết vào bên trong đường hầm.

Các nhân viên kĩ thuật Công ty Sông Đà đang tiếp tế thức ăn buổi sáng cho 12 công nhân.

Một thông báo như một tiếng reo từ 12 nạn nhân hiện vẫn còn đang kẹt trong đường hầm Thủy điện Đạ Dâng bị sập: "OK. Chúng tôi đã nhận được cháo gà rồi".

Lực lượng công binh đang cưa xẻ gỗ để đưa vào bên trong hầm kè đất đá

Tiếp tục thảo luận, tìm kiếm phương án tối ưu để xử lý vấn đề

PV đang có mặt ở hiện trường sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin nhanh nhất đến bạn đọc.

7h45’: Lực lượng công binh đang cưa xẻ gỗ để đưa vào bên trong hầm kè đất đá.

6h30’ : Mưa vẫn rơi. Trời rất lạnh ở khu vực sập hầm dự án thủy điện Đạ Dâng.

Đại diện Công ty Sông Đà 505 (đơn vị thi công) cho hay mưa không ảnh hưởng nhiều đến việc đào đất phía bên trong miệng hầm. Hiện các lực lượng đã quyết định cho phương án dùng cuốc, xẻng đào đất theo hình tam giác rồi dùng các thanh gỗ nẹp vách để tránh đất đá đổ xuống.

Lực lượng cứu hộ cứu nạn của tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp với lực lượng công binh Quân khu 7 tình toán các biện pháp đào đất ra sao cho an toàn.

Theo tính toán, từ vị trí đào đến vị trí những công nhân gặp nạn dài khoảng 27 mét. Lí do không khoan đất đá vì các lực lượng lo sợ dư chấn trong các bề mặt hầm làm đổ đất đá rất nguy hiểm.

Trả lời báo chí về khả năng trong buổi sáng nay có cứu hết số công nhân bị mắc kẹt trong hầm, anh Đạo, một kĩ sư có mặt ở công trình này nhiều tháng cho hay: “Đào hầm trong tư thế khai thông lỗ để gặp người bị nạn chui ra nên chỉ có một người đào, rồi chuyền đất đá đưa ra ngoài. Với địa hình đồi núi dễ sạt lỡ nên không loại trừ đào một xô đất sẽ sạt xuống 3 xô đất nên rất vất vả”.

6h sáng nay (17/12), lực lượng cứu hộ cứu nạn đang khẩn trương tập kết các thiết bị vật tư để sẵn sàng cho lực lượng công binh đào đất vào vị trí 12 công nhân đang mắc kẹt.

Một cán bộ của Công ty Sông Đà 5 cho hay trong đêm qua nước uống, sữa và cháo đã tiếp tế  cho công nhân nên họ đã chống chọi qua đêm.

Từ bên trong, công nhân thông báo qua ống nối mọi người vẫn sống, đang chờ lực lượng đến cứu. Thông tin cũng cho hay toàn bộ công nhân không có ai bị thương.

Lực lượng chức năng hợp đồng tác chiến

Đang tập kết các thiết bị vào hầm, tổ chức cứu người

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6093
  1. Vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng – Đạ Chomo: “Cốp pha mục nên đất tụt xuống”
  2. 11 nạn nhân vụ sập hầm chính thức xuất viện
  3. Nạn nhân vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng đã được xuất viện
  4. Sinh tồn giữa lằn ranh sống chết
  5. Vụ sập hầm thủy điện: Đơn vị của Trung Quốc tư vấn thiết kế công trình
  6. Tiết lộ về lực lượng ‘đặc nhiệm’ cứu hộ sập hầm thủy điện
  7. Bộ Y tế thăm, tặng quà các nạn nhân vụ sập hầm
  8. Vào bên trong nơi giải cứu 12 nạn nhân mắc kẹt
  9. Tặng bằng khen cho các lực lượng và cá nhân cứu hộ
  10. Hôm nay, hầu hết nạn nhân vụ sập hầm xuất viện
  11. Vụ sập hầm: Chủ đầu tư và công an tỉnh nói gì?
  12. Trở lại Đạ Dâng sau cuộc giải cứu lịch sử
  13. Phong tỏa hầm thủy điện bị sập để điều tra
  14. Miễn phí điều trị cho công nhân vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng
  15. Tiếp tục hỗ trợ các gia đình có người thân trong vụ sập hầm
  16. 12 nạn nhân sập hầm thủy điện được cứu thoát thế nào?
  17. Sức khỏe 12 công nhân vụ sập hầm phục hồi nhanh chóng
  18. Thưởng nóng 350 triệu cho lực lượng giải cứu vụ sập hầm
  19. Khẩn trương điều tra nguyên nhân sập hầm thủy điện
  20. Chuyện chưa kể sau cuộc giải cứu 12 người vụ sập hầm
  21. Các nạn nhân vụ sập hầm có thể sắp xuất viện
  22. Người phụ nữ duy nhất vụ sập hầm: ‘Cứ sống tốt sẽ không ai bỏ mình”
Video và Bài nổi bật