Vụ t‌ử hìn‌h Hồ Duy Hải: Tâm trạng đối lập của hai bên gia đình nạn nhân và hung thủ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
4/12/2014, Chủ tịch Hội đồng Thi hành án tỉnh long An ký quyết định tạm dừng thi hành án trong vòng 1 tháng để xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải giết hại 2 nhân viên Bưu Điện.
Vụ t‌ử hìn‌h Hồ Duy Hải: Tâm trạng đối lập của hai bên gia đình nạn nhân và hung thủ
Phó Chánh án TAND tỉnh Long An Lê Quang Hùng (ảnh) và bút phê của ông trong đơn kêu oan gia đình tử tù Hồ Duy Hải.

Mẹ hung thủ “chết đi sống lại”

Để tìm hiểu sự việc, phóng viên đã tìm tới gia đình hung thủ Hồ Duy Hải ở ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Khi chúng tôi đến nơi, cũng là lúc gia đình Hải đang chuẩn bị lên TP.Hồ Chí Minh gặp luật sư bào chữa cho con mình.

Thời gian vừa qua, bà Nguyễn Thị Loan (54 tuổi, mẹ Hải) dường như cạn kiệt sức lực vì phải chạy ngược chạy xuôi tìm cách chứng minh con mình vô tội. Bà cố gắng bước từ nhà trong ra một cách hết sức mệt nhọc nhưng chỉ nói được vài ba tiếng khò khè rồi người thân lại dẫn vào nghỉ ngơi. Niềm vui quá lớn khi con trai được hoãn thi hành án ở “phút thứ 89” khiến bà ngất xỉu tại chỗ.

Bà Nguyễn Thị Rưỡi (SN 1957, dì của Hải) cho biết: “Khi nhận được tin Hải bị t‌ử hìn‌h, mẹ nó như chết đi sống lại, vì thế khi có quyết định hoãn thi hành án thì chị Loan chẳng khác nào từ cõi chết trở về. Chúng tôi kêu oan cho thằng Hải từ lúc nó bắt đầu bị bắt giam cho tới nay. Hải là đứa hiền lành, ngoan ngoãn từ nhỏ, lại đẹp trai nữa nên chẳng ai trong số chúng tôi tin nó có thể ra tay giết hại dã man cùng lúc 2 người cả”.

Cũng theo lời bà Rưỡi, những tình tiết, vật chứng trong vụ án còn khá nhiều mâu thuẫn mà toà án đã tuyên Hải tử hình khiến gia đình thấy không hợp lý nên phải kêu oan. Toà phải xét xử đúng người, đúng tội, công tâm mới làm cho người dân tâm phục khẩu phục. Trước khi nhận được tin hai nạn nhân Vân và Hồng ở Bưu điện Cầu Voi bị sát hại dã man, bà và người thân chưa bao giờ nghe Hải nhắc tới tên, hay dẫn về nhà chơi bao giờ.

Hải lên TP.Hồ Chí Minh học từ nhỏ, thỉnh thoảng về quê chơi, thăm nhà. Chúng tôi cũng nghe nó nói đã từng yêu một cô gái trên TP.Hồ Chí Minh, nhưng rồi cô ấy đi lấy chồng. Còn hai cô kia thì chúng tôi không biết là ai, chưa bao giờ nghe Hải nói đến cả”, bà Rưỡi khẳng định.

Bà Rưỡi chia sẻ: “Chúng tôi kêu oan cho Hải là kêu oan cho cả đại gia đình. Từ sau khi Hải bị bắt giam và mang danh giết người cướp của, gia đình chúng tôi bị đẩy xuống đáy của sự xấu xa, ra đường phải bịt khẩu trang không dám nhìn mặt hàng xóm láng giềng, cả làng ai cũng xì xầm bàn tán. Mỗi người trong gia đình đều tâm niệm, sống tiết kiệm dù chỉ kiếm mỗi ngày vài đồng cũng để tích góp lấy tiền đi kêu oan..”

“Pháp Luật không có sai đâu”

Đó là lời khẳng định của những người thân trong gia đình ông Sáu Mừng (cha của nạn nhân Hồng). Những người hàng xóm ở đây cho biết, hai nạn nhân trong vụ án, Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân là hai chị em, con chú con bác, ở cạnh nhà nhau. Ngày xảy ra án mạng, gần nhà hai cô gái xấu số đang có một đám cưới. Khi xe bệnh viện đưa th‌i th‌ể hai người về, mọi hoạt động ở đám cưới gần như ngưng lại vì vụ án quá đỗi kinh hoàng.

Bưu điện Cầu Voi nơi xảy ra vụ án gây chấn động dư luận.

Một người phụ nữ cho biết, đến bây giờ mỗi khi nhớ lại, bà vẫn cảm thấy rùng mình, kinh sợ trước sự tàn ác của hung thủ đối với hai cô gái. “Một cô thì bị cắt cổ, bị đánh bầm tím khắp người, cô khác thì đỡ hơn. Thê thảm lắm các chú à”, người hàng xóm nhớ lại.

Tìm đến gia đình của nạn nhân Hồng, cũng là lúc người mẹ cô gái xấu số vẫn chưa đi làm về. Bà cho biết, Hồng là con đầu trong số 4 chị em gái, là trụ cột kinh tế của gia đình. Học xong cấp 3, Hồng và Vân cùng xin vào làm nhân viên Bưu điện Cầu Voi, vừa làm công ăn lương, vừa bán thêm thẻ điện thoại và một số vật phẩm khác để kiếm thêm thu nhập. Khi được hỏi về mối quan hệ của con gái mình với Hồ Duy Hải, người mẹ khẳng định rằng trước đó chưa một lần nghe con mình nhắc đến Hải cũng chưa từng bao giờ bà gặp Hải. “Còn chuyện con gái tôi lúc đó có người yêu hay chưa thì tôi không biết, với lại chuyện đời tư của con nên tôi không để ý”, mẹ nạn nhân Hồng chia sẻ.

Khi chúng tôi đề cập đến việc, giả sử nếu Hồ Duy Hải không phải là kẻ giết người mà là một người khác thì mẹ Hồng và một người dì của Hồng ngồi bên cạnh khẳng định không bao giờ có chuyện đó.

Chúng tôi không thể tin có chuyện đó. Pháp Luật công bằng lắm, không có chuyện sai đâu. Ngay từ khi chứng kiến phiên toà đầu tiên, nghe Hải lạnh lùng, điềm tĩnh kể lại quá trình gây án mới thấy nó tàn ác đến mức nào. Những người dân dự phiên toà đó ai cũng bức xúc chứ không phải chỉ riêng chúng tôi”, mẹ nạn nhân Hồng khẳng định.

Người dì chị gái ngồi bên cạnh mẹ của Hồng nói: “Từ khi xảy ra vụ án đến giờ gia đình tôi không có ý kiến gì cả. Chúng tôi hoàn toàn tin vào Pháp Luật. Cho đến nay, sự việc thế nào thì cứ để pháp luật xử lý”.

hiện trường bỏ hoang

Trở lại hiện trường vụ án, những người dân địa phương cho biết, ngày chưa xảy ra án mạng, Bưu điện Cầu Voi là địa điểm quen thuộc của rất nhiều bà con xã Nhị Thành và các xã lân cận. Mọi thư từ liên lạc của người dân đều tập kết cả về nơi đây. Nhưng kể từ khi vụ án kinh hoàng cướp đi sinh mệnh của hai nhân viên Ánh Hồng và Thu Vân, Bưu điện Cầu Voi đã đóng cửa và trở thành “ngôi nhà ma”.

Người dân xung quanh khu vực cho hay, dường như nó liên quan đến một “lời nguyền” nào đó. Cũng có thể vì vụ thảm án năm xưa quá đỗi kinh hoàng khiến người dân bị ám ảnh không dám tới. Sau khi đóng cửa, khu bưu điện đã được cho nhiều người thuê làm mặt bằng buôn bán nhiều mặt hàng khác nhau, nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì đóng cửa vì tình hình buôn bán ế ẩm, thua lỗ..

Cán bộ an ninh ấp 5, xã Nhị Thành, nơi trụ sở bưu điện toạ lạc cũng là hiện trường vụ án mạng năm xưa xác nhận, đã có nhiều người đến địa điểm trên thuê mặt bằng, nhưng được một thời gian họ không còn thuê nữa. Nguyên nhân thì chẳng biết thế nào. Còn chuyện oan hồn ma mị thì cũng nghe một vài người dân đồn thổi, nhưng thiết nghĩ đó chỉ là do người dân quá ám ảnh mà tưởng tượng ra chứ hoàn toàn không có căn cứ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật