Vì sao trẻ nhỏ bị nhiễm giun sán

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Do điều kiện gia đình, chúng tôi phải gửi con cho ông bà chăm ở quê. Cháu mới được 2 tuổi. Đợt này bà ngoại thường xuyên kể cháu kêu đau bụng, chán ăn. Bà đã đưa đi khám nhưng không bị mắc bệnh gì. Vì điều kiện vệ sinh ở quê còn hạn chế nên tôi lo lắng có phải cháu nhiễm giun? Mong bác sĩ tư vấn. Hoàng Văn Duy (Hà Tĩnh)
Vì sao trẻ nhỏ bị nhiễm giun sán
Ảnh minh họa

nhiễm giun, sán thường không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt...

Đó là chưa kể tình trạng sức đề kháng của c‌ơ th‌ể trẻ bị giảm, tạo điều kiện cho bệnh khác phát triển hay tình trạng tắc ruột, tắc ống mật do giun. Những trẻ nhiễm giun đũa thường gầy còm, chậm lớn, thỉnh thoảng kêu đau bụng, ăn không ngon miệng, ngủ không ngon, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, hay buồn nôn, nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun... Trẻ hay bực tức, quấy khóc, tính tình thay đổi, lười vận động...

Những trẻ nhiễm giun kim thì hậu môn bị ngứa, nhất là vào ban đêm nên trẻ ngủ không yên, hay nghiến răng và đái dầm. Thông thường trẻ bị nhiễm giun đũa là chủ yếu, ngoài ra còn có các loại giun móc, giun kim, giun lươn. Do điều kiện khí hậu Việt Nam rất thích hợp cho các loại ký sinh trùng phát triển, trong khi đó, trong thức ăn nấu chưa chín của chúng ta như thịt bò, cá, thịt cua, ếch, hay rau sống...  là nguồn mang  rất nhiều mầm bệnh giun sán. Trẻ ăn các loại rau và trái cây chưa được rửa sạch kỹ. Cho trẻ ăn các loại thịt tái, trứng ốp lết còn sống chứa mầm bệnh giun sán rất cao, cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Nhất là những trẻ dưới 5 tuổi. Bạn nên cho con tẩy giun định kỳ, nếu cháu không đỡ, cần đi khám lại để xác định bệnh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật