Ukraine ép ngược NATO, Nga vẫn theo kịch bản

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
NATO tiếp tục ủng hộ Ukraine, và lập tức Kiev có những động tác đẩy liên minh này vào thế... đâm lao phải theo lao.
Ukraine ép ngược NATO, Nga vẫn theo kịch bản
Ảnh minh họa

Ukraine ép ngược NATO

Những ngày gần đây, sau khi NATO công khai ủng hộ Ukraine trong những quan điểm giải quyết khủng hoảng, và đưa thêm nhiều lời cam kết về việc sẽ thực hiện những gì đã hứa, lập tức Kiev có những động thái nhộn nhịp về cả chính trị và quân sự.

Tổng thống Poroshenko ngày 27/11 đã khẳng định nói không với chế độ liên bang. Một lần nữa, vị Tổng thống đại diện cho ý nguyện của người dân bỏ phiếu cho ông đã tuyên bố: "100% nhân dân Ukraine ủng hộ nhà nước thống nhất, không áp dụng chế độ liên bang. Đó là điều mà chúng tôi muốn gửi tới những người chủ trương liên bang hóa."

Và ngày 27/11/2014, một cuộc bình bầu đã diễn ra trong Quốc hội Ukraine đưa ra kết quả đại đa số nghị sĩ ủng hộ ông ars‌eny Yatseniuk làm Thủ tướng của nhiệm kỳ mới. Như vậy có thể thấy, đường lối chính trị, quan điểm chiến lược của Ukraine về ngoại giao cũng như với những người ly khai sẽ không có gì thay đổi.

Cái nắm tay giữa ông Tổng thống Poroshenko với ông Thủ tướng Yatsenyuk và Tân Chủ tịch Quốc hội Volodymyr Groysman tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội mới này đã cho thấy Kiev tìm được tiếng nói chung về chính trị. Và trong sự thống nhất đó, những người đang đòi ly khai hay độc lập ở miền Đông không có quyền được lên tiếng.

Đồng thời, mối mâu thuẫn sắc tộc ngày càng sâu đậm và thậm chí được cổ súy, khi những người thân phương Tây ở Kiev được quyền "làm những gì họ muốn" để chống lại người thân Nga. Các cuộc biểu tình chống Nga ở cửa Quốc hội lại được tiếp diễn. Và các hoạt động văn hóa dù chỉ là ca sĩ trình bày có tư tưởng thân Nga cũng bị cấm chỉ.

Một khi Kiev đã thống nhất quan điểm về vấn đề này, sẽ khó có cuộc đàm phán nào được diễn ra. Và chiến tranh là điều chắc chắn.

Minh chứng cho điều này, Tổng thống Poroshenko hôm 26/11 đã hoan hỉ chúc mừng kết quả mà NATO đã đạt được tại hội nghị lần thứ 60 vừa kết thúc hôm 24/11. Theo đó, ông Poroshenko hoan nghênh sự ủng hộ và giúp đỡ của NATO với Ukraine để giải quyết vấn đề những người đòi độc lập ở miền Đông.

Trong cuộc gặp với tư lệnh NATO ở châu Âu, tướng Philip Breedlove, Tổng thống Poroshenko tay bắt mặt mừng và nhắn nhủ: "Chỉ có một quân đội mạnh mẽ, chuyên nghiệp, đáng tin cậy và hết lòng yêu nước” mới có thể ngăn được thảm kịch ở Donbass. Và nó sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các lãnh đạo Ukraine và các nhà ngoại giao tìm kiếm cơ hội giải quyết ổn thỏa cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại nơi đây."

Chẳng khác gì, Kiev đã tuyên bố vấn đề miền Đông chỉ có thể giải quyết bằng vũ lực, bằng một quân đội mạnh. Khi chiến thắng trên mặt trận mới có thể thắng lợi trên bất kỳ bàn đàm phán nào với Nga. Và để làm được điều đó,  NATO hãy viện trợ quân sự cho Donbass ngay từ lúc này.

Liên minh quân sự được Mỹ lãnh đạo này đã có nhiều lời hứa, và nhiều cam kết biến lời hứa thành hiện thực với Ukraine. Những cam kết hôm 24/11 vừa qua một lần nữa khẳng định điều đó. Và Kiev đang ra sức đẩy NATO vào cục diện "chuyện đã rồi", hoặc đã đâm lao đành phải theo lao khi nói không với các biện pháp hòa bình và chính trị để giải quyết tình hình miền Đông.

Vì sao Nga im lặng?

Thực tế thì dù NATO đã hứa, nhưng chưa có biện pháp cụ thể để hỗ trợ Ukraine. Điều mà Mỹ và những đồng minh này làm đầu tiên là điều thêm quân đội đến vùng Baltic. Khoảng 150 xe tăng, thiết giáp, pháo hạng nặng, và nhiều máy bay chiến đấu cùng bộ binh được tăng cường cho các căn cứ NATO ở những nước Baltic, láng giềng của Nga.

Tổng thống Poroshenko và tướng NATO Breedlove Điều này cho thấy Mỹ đang nỗ lực gia tăng sức ép với Nga, và cũng như sự tăng cường sự đề phòng nếu Moscow có những hành động bất ngờ. Tuy nhiên, đó là những sự tăng viện phù hợp và cần thiết theo cam kết mà các quốc gia đồng minh đã ký với nhau. Còn với Ukraine, chắc chắn còn xa vời.

Và phía EU, nếu Kiev mong mỏi một sự trừng phạt kinh tế vào Nga, và các nước trong cuộc họp vừa rồi ở NATO cũng tuyên bố sẽ trừng phạt Nga, thì kết quả nhận được là EU áp dụng các hình phạt gia tăng vào các lãnh đạo và tổ chức vũ trang ly khai.

Chưa có gì chắc chắn về việc Ukraine sẽ nhận được hỗ trợ cụ thể hay không, nhưng với Kiev, họ buộc phải chơi canh bạc này. Bởi không đánh ly khai, biến mình thành một nhà nước liên bang, đồng nghĩa với việc không có đầy đủ giá trị địa chính trị cần thiết trong mắt phương Tây. Và cơ hội được che chở, nâng đỡ càng mong manh.

Trong khi đó, Nga đang lầm lì, ít nói một cách đáng ngạc nhiên. Họ không tham gia vào những màn đấu khẩu với Mỹ, không đáp trả những cáo buộc tăng quân hay động binh của Kiev. Những gì cần nói dường như Moscow đã nói đủ khi Ngoại trưởng Nga và Đức gặp nhau hồi giữa tháng 11.

Xe tăng, thiết giáp và binh lính không phù hiệu bị cáo buộc của Nga đưa sang hỗ trợ lực lượng ly khai "Ukraine không được vào NATO" và "mọi sự hỗ trợ của phương Tây về quân sự sẽ làm tình hình xấu đi trầm trọng", Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã nêu rõ quan điểm. Và đã đến lúc Nga bắt đầu hành động.

Chỉ huy một tiểu đoàn tiễu phạt, ông Semen Semenchenko đã bình luận việc Nga tăng quân ở biên giới nhằm 2 mục đích: hoặc ép Kiev ký tiếp một hiệp định hòa bình, thua thiệt nhiều quyền lợi, hoặc sẽ trực tiếp động binh cho một cuộc tấn công.

Nhưng thực tế thì ông chỉ huy có lẽ đã tính toán sai. Nga không dại phát động chiến tranh với Ukraine, một bán đảo Crimea đã đủ khiến Nga chịu nhiều búa rìu dư luận và tổn hại uy tín. Còn các hiệp định hòa bình, có cần thiết hay không khi Kiev đã quyết tâm chiến tranh.

Điều Nga cần làm lúc này là gia tăng sức mạnh một cách nhanh chóng cho lực lượng vũ trang ly khai nhằm mở rộng lãnh thổ kiểm soát. Và Nga tiếp tục hậu thuẫn lực lượng này bằng cách tác động vào Kiev qua các biện pháp liên quan tới năng lượng.

Than đá là một ví dụ, một đòn cảnh cáo mà Moscow gửi cho Kiev. Cục diện Ukraine, các bên đều có những sự lựa chọn, mà theo như ông Putin nói ở G20 thì với Ukraine, "cơ hội dành cho tất cả". Sau khi lựa chọn con đường thì người ta sẽ phải đi con đường đó. Và Nga đang kiên trì đi trên con đường đã chọn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật