Xây dựng khối Nam Á đối trọng với Trung Quốc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thủ tướng Nepal nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tin cậy lẫn nhau để tạo ra một môi trường tốt hơn cho các mối liên kết kinh tế Nam Á.

Ngày 27/11, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 18 của Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á(SAARC) đã kết thúc với tuyên bố chung nhấn mạnh xây dựng khu vực Nam Á trở thành một trong những đối trọng kinh tế hữu hiệu đối với Trung Quốc.

Tại lễ bế mạc, Thủ tướng Nepal Sukhin Koirala nhắc lại tầm quan trọng của sự tin cậy lẫn nhau để tạo ra một môi trường tốt hơn cho các mối liên kết kinh tế hơn nữa:

“Cuộc họp của ở Kathmandu cho thêm cơ hội để tạo ra một động lực trong việc tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, sự tự tin, thiện chí và sự hiểu biết cũng như tinh thân liên kết với nhau để hướng tới việc thực hiện các mục tiêu chung. Sự kết nối tốt hơn chính là nguồn xung lực cho sự phát triển trong khu vực về thương mại, kinh tế và thúc đẩy sự kết nối giữa con người và con người. Đó là những điều kiện tiên quyết cơ bản để tạo ra một Liên minh kinh tế mà chúng ta mong  muốn”.

Mặc dù đạt  được một Hiệp ước thương mại tự do từ năm 2006 song vẫn còn sự hạn chế lớn giữa các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Nam Á trong hoạt động thương mại.

Giá trị xuất khẩu của khối hiện chỉ đạt mức dưới 5% trong Tổng giá trị thương mại. Chính sự liên kết lỏng lẻo giữa các nước thành viên đã mở đường cho giới đầu tư Trung Quốc xâm nhập và phát triển mạnh mẽ tại các thị trường trong khu vực.

Với chủ đề “Hội nhập sâu rộng vì Hòa bình và Thịnh vượng” Hội nghị lần thứ 18 tổ chức tại Nepal năm nay có sự tham dự của nguyên thủ từ 8 quốc gia thành viên và đại diện 9 quan sát viên, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran, Liên minh châu Âu, Myanmar, Trung Quốc, Australia...

Thành lập năm 1985, Hiệp hội Nam Á gồm các nước Afghanistan, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Maldives, Bhutan và Sri Lanka

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật