Tủi hờn giọt nước mắt của những bé gái bị cha đẻ ‘làm nhục’

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ở tuổi 13, 14, các em phải cắn răng chịu đựng cảnh bị bố lạ‌m dụn‌g nhưng không dám lên tiếng, không dám kêu than bởi vì sợ...
Tủi hờn giọt nước mắt của những bé gái bị cha đẻ ‘làm nhục’
Tủi hờn giọt nước mắt của những bé gái bị cha đẻ 'làm nhục' (Ảnh minh họa)

"Tác giả không nhằm mục đích gợi lại những nỗi đau, những bi kịch trong cuộc sống của những đứa trẻ bị cha ruột cưỡng bức. Tác giả mong mỏi có thêm tiếng nói tới cộng đồng để cảm thông, xoa dịu nỗi tủi hờn của các em, đồng thời lên án mạnh mẽ những kẻ làm cha nhưng lại mất đi tình người"

"yê‌u râ‌u xan‌h" mang tên cha ruột

Ngày 23/4/2014 vừa qua, TAND tỉnh Đồng Nai xử phạt tù chung thân về tội “hiế‌ּp dâ‌ּm trẻ em” đối với Trịnh Văn Tấn (SN 1973, ngụ huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai). Điều đáng nói là đối tượng cưỡng bức của Tấn không phải ai khác mà chính là người con gái ruột mới 14 tuổi của mình, em T.N.H.T.

Tội ác của Tấn bắt đầu vào khoảng năm 2011, sau khi uống rượu về khoảng 1h sáng, trong lúc vợ Tấn đi làm ca đêm không có nhà, Tấn thấy con gái của mình đang nằm ngủ trên giường, dụ‌ּc vọn‌ּg trỗi dậy, Tấn đã dở trò đồ‌ּi bạ‌ּi với con gái mình.

Gã cha ruột giở trò đồ‌ּi bạ‌ּi với con gái luôn che mặt vì xấu hổ

Do bị đau nên em T. la hét, chống cự thì bị Tấn dùng vũ lực đè xuống để thực hiện hành vi ... Làm “chuyện đó” với con gái xong , Tấn đã đe dọa con gái mình không được nói cho ai biết, nếu nói Tấn sẽ đánh.

Sợ cha, em T. không dám hé răng nửa lời nhưng cũng vì vậy mà Tấn tiếp tục được nước làm tới, cứ mỗi lúc vợ Tấn đi làm ca đêm không có nhà thì Tấn lại dùng vũ lực để xâ‌ּm hạ‌ּi tình dục con gái mình.

Mãi đến tháng 5/2013, khi không thể chịu đựng thêm được nữa, em T. mới kể cho bà nghe sự việc và khi đó tôi ác của Tấn mới được phơi bày.

Giờ đây, án chung thân đã được tuyên. Tấn mất quyền làm cha, em T. cũng không còn được ở bên cạnh cha nữa nhưng có lẽ đây sẽ là những ngày tháng yên bình của em sau những giông bão bủa vây khi cuộc đời còn quá trẻ.

"Con hận bố"

Người ta vẫn nói "hổ dữ không ăn thịt con". Hiểu rộng ra, bậc làm cha mẹ dù thế nào đi chăng nữa vẫn luôn che chở yêu thương con của mình. Thế nhưng, đau đớn thay, chuyện của em T. lại chẳng phải trường hợp hi hữu. Liên tiếp trong những năm gần đây, những vụ án chấn động về chuyện người cha đồ‌ּi bạ‌ּi đang tâm cưỡng bức con gái của mình vẫn được báo chí nhắc đến.

Chấn động hơn cả là bi kịch một gia đình ở Vình Phúc mà ở đó người cha đồ‌ּi bạ‌ּi Nguyễn Quốc Hào (SN 1958, quê huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đã lần lượt hã‌ּm hiế‌ּp 3 người con gái của mình là Nguyễn Thị Hoa (SN 1979), Nguyễn Thị Hồng (SN 1982), Nguyễn Thị Lan (SN 1989) khi các cô bắt đầu tròn 13 tuổi. Hết chị rồi đến em, không một ai thoát khỏi "nanh vuốt" của người cha mất nhân tính ấy.

Bà Thoa đau khổ khi 3 cô con gái lần lượt bị chồng cưỡng bức.

Hai cô gái chị sau những lần bị cha lợi dụng đã cố gắng đi làm ăn xa, không chạm mặt cha nữa. Chỉ thi thoảng ở nhà có công việc lớn thì họ mới dám về căn nhà phút chốc rồi lại đi ngay chứ không dám ở gần cha lâu. Còn cô em vẫn phải ở nhà, chịu cảnh bị người cha "sà‌ּm s‌ּỡ", s‌ּờ soạ‌ּng, quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc thường xuyên.

Ngày bà Thoa (mẹ của 3 cô gái) bị ốm, chị Hoa tất bật về chăm sóc nhưng còn bị Hào chửi mắng cũng là lúc chị Hoa thốt lên câu nói "Con hận bố lắm, con hận bố suốt đời!. Vì bố mà con phải đi lấy chồng xa". Có lẽ chị đã kìm nén từ lâu câu nói ấy nhưng lúc đó chị mới dám nói ra tất cả những uất ức, khổ đau mà chị em chị đã phải chịu đựng đằng đẵng mấy năm trời....

Nỗi hận đó không chỉ là một phút bồng bột nhất thời, cũng không phải là nỗi hận đơn thuần của một kẻ thù với một kẻ thù, mà nó còn là nỗi đau về tình phụ tử... Sự khổ tâm đến cùng cực, sự bế tắc không lối thoát và cả sự ghê tởm đối với hành động đồi bại của một người được gọi là cha đã khiến một mối quan hệ máu thịt thiêng liêng trở thành lòng hận thù sâu sắc.

Tủi hờn khi nào nguôi?

Thường những nạn nhân bị cha cưỡng bức chỉ trong độ tuổi v‌ị thà‌nh niê‌n trở lại. Các em vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề tìn‌ּh dụ‌ּc, cũng chưa ý thức được sự xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc ảnh hưởng tới cuộc sống của mình như thế nào... Các em cắn răng chịu đựng cảnh bị bố lạ‌m dụn‌g nhưng không dám lên tiếng, không dám kêu than, không dám nói với người thân bởi vì sợ... và cũng bởi vì người đó là cha, là người mà đáng lẽ sẽ bảo vệ các em suốt cuộc đời...

Và còn trách nhiệm của những người mẹ đằng sau mỗi câu chuyện đau lòng này. Họ là những người đã không thể bảo vệ được con của mình trong chính ngôi nhà chúng lớn lên. Họ tin chồng mình để rồi lao vào kiếm tiền bỏ mặc con cái, họ biết con bị cưỡng bức nhưng nín nhịn vì chuyện tế nhị trong gia đình, lộ ra thì tương lai của con cũng lỡ dở.... Với những suy nghĩ như vậy, họ vô tình trở thành người dung túng cho tội ác. Cuối cùng, người tổn thương nhất vẫn là những đứa con bé bỏng chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Có một sự thanh thản nào trong cuộc sống bi kịch của các em? (Ảnh minh họa)

Từ ngày chuyện người cha đồ‌ּi bạ‌ּi bị phanh phui, em T. không mở miệng với người ngoài, ngay cả mẹ hỏi cũng không nói, suốt ngày chỉ lầm lũi trong xó nhà. Cơn đau thể xác 3 năm bị hành hạ, nỗi sợ hãi cầu xin cha mỗi lần bị cưỡng bức không còn nhưng em cũng mất luôn sự ngây thơ và hồn nhiên của trẻ thơ. Có lẽ em đã hiểu được phần nào bi kịch mà mình đang phải chịu đựng.

Rồi đây, em sẽ lớn, sẽ biết yêu trước một người khác giới, sẽ khao khát được làm vợ, làm mẹ nhưng ai sẽ cho em can đảm để bước đến với hạnh phúc của cuộc đời? Liệu sẽ có ai cảm thông và bao dung cho một cô gái bị cha làm nhục? Liệu em có dám đối mặt với những ánh mắt tò mò lẫn thương cảm của người đời?

Đối mặt với những khó khăn bế tắc đó, có thể em sẽ hận cha như Hoa, như Hồng nhưng dù sao việc hận người cha ruột thịt cũng chính là nỗi đau đeo bám em suốt cuộc đời. Em là nạn nhân nhưng hậu quả gánh chịu còn lớn hơn nhiều so với kẻ đã gây ra tội ác. Có một sự thanh thản nào trong cuộc sống bắt đầu yên bình nhưng ẩn chứa những cơn sóng ngầm có thể khiến em gục ngã?

Và rồi, những người cha đồ‌ּi bạ‌ּi cũng phải đền tội trước Pháp Luật. Không biết trong nhà tù, trải qua những ngày tháng cô quạnh, có bao giờ họ nghĩ đến đứa con nhỏ bé của mình sẽ đối mặt với cuộc sống như thế nào?

Còn các em vẫn tiếp tục phải sống, và hi vọng... hi vọng một cuộc đời bình yên...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật