Xót xa người mẹ nghèo bán con khôn lấy tiền nuôi con dở

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cả cuộc đời lang thang, bà luôn đau đáu tìm lại cô con gái út vì hoàn cảnh nghèo khó cùng cực mà vợ chồng bà đã bán đi.
Xót xa người mẹ nghèo bán con khôn lấy tiền nuôi con dở
Xót xa người mẹ nghèo bán con khôn lấy tiền nuôi con dở

Người đàn ông 3 lần ’nhặt vợ’ 4 lần bán con

Mấy chục năm sống trên cõi đời trong cái xóm Cáo, xã Quý Hòa (Lạc Sơn, Hòa Bình), Vừn chưa một lần cầm trọn trên tay tờ 100 ngàn đồng chẵn trên tay.

“Đổi” con lấy 3,3 triệu

Xóm trọ nghèo Long Biên, nơi quây quần của người lao động nghèo từ nhiều nơi đổ về. Cám cảnh bậc nhất là trường hợp mẹ con bà Trần Thị Thìn (SN 1951, quê xã Hải Ân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định).

Trong căn phòng rách nát, xập xệ, bà Thìn ngồi bần thần nghĩ về cuộc đời “ba chìm bảy nổi” của mình, nét mặt buồn rười rượi. Là con cả trong gia đình có 7 anh chị em, thương bố mẹ làm lụng vất vả, ngay từ nhỏ cô bé Thìn đã biết đi làm thuê làm mướn giúp gia đình.

Năm 1969, khi vừa tròn 1‌8 tuổ‌i, thôn nữ được nhận vào làm công nhân cho Công ty xây lắp 1 Nam Định. Mọi việc diễn ra suôn sẻ cho đến một ngày bà bất cẩn bị trượt chân khỏi giàn giáo từ tầng 5 xuống đất.

Điều trị được khoảng 6 tháng, thiếu phụ có biểu hiện lúc nhớ lúc không, hò hét ầm ĩ. Sau đó, ngày ngày bà đi lang thang khắp nơi trong tình trạng vô thức, bạ đâu ngủ đấy, ai cho gì ăn nấy.

Thương cảnh người đàn bà lang thang, năm 1984, người dân đưa bà vào Trung tâm nuôi dưỡng người khó khăn, tàn tật tỉnh Nam Định (ngày đó còn được gọi là trại An toàn).

Cũng chính tại nơi đây, bà nên duyên cùng ông Nguyễn Văn Ba (SN 1937, quê Nam Định). Ông vốn là bộ đội, dính nhiều vết thương khiến tâm trí trở nên lẩn thẩn, không được minh mẫn. Hai con người đáng thương dần cảm mến nhau rồi nên duyên.

Một năm sau ngày cưới, vợ chồng bà vui mừng đón thêm thành viên mới. Cậu con trai nhỏ được đặt tên là Nguyễn Văn Bình (SN 1985). Sinh ra, Bình khỏe mạnh, phát triển bình thường, nhưng càng lớn càng có biểu hiện một người bị tâm thần.

Mong muốn có được đứa con ngoan, không bệnh tật lại càng cháy bỏng. Năm 1990, cô con gái Nguyễn Thị Tý ra đời. Đúng như ước nguyện, cô bé rất khỏe mạnh, không có biểu hiện bệnh tật giống anh.

Năm 1994, trung tâm giải thể, vợ chồng bà lâm vào cảnh đứng đường. Trong lúc đói chờ chết, chợt có người bảo bà “cho” bớt đi một đứa con, vợ chồng vừa bớt một miệng ăn, vừa có khoản tiền sống tạm qua ngày.

Con tâm thần có các thêm tiền cũng không ai lấy, chỉ còn đứa con khôn xinh xắn thông minh. Đường cùng, bà nhắm mắt “bán” con. Nhớ về đứa con nhanh nhẹn, kháu khỉnh, bà cho hay, nghĩ cuộc đời con sẽ tốt đẹp hơn nên vợ chồng đã giao cháu, được họ cho 300 đô la Mỹ.

"Ngày đó, mang đi đổi được 3,3 triệu. Cùng với số tiền tiêu chuẩn hàng tháng của gia đình, tôi gom được 5,5 triệu, mua thuốc chưa bệnh cho đứa con tâm thần và chi tiêu được một thời gian", nước mắt chứa chan, bà Thìn tâm sự.

Bà bảo, hồi đó khi “cho” con, ngoài việc biết cháu sẽ được một người ở Mỹ nhận nuôi thì những thông tin về con sau này bà không được biết gì nữa: “Sau đó, cả gia đình 3 người nhà tôi rồng rắn nhau nơi này qua nơi khác kiếm sống. Rồi dạt về Hà Nội làm nghề nhặt rác, nhặt phế liệu. Tính ra cũng được gần hai chục năm”.

Thêm nỗi bất hạnh để “thất lạc” chồng

Năm 2008, bệnh tình chồng bà ngày một trầm trọng hơn. Ông không còn theo mẹ con bà đi nhặt rác nữa mà nằm bất động một chỗ. Mọi gánh nặng đổ dồn lên hai mẹ con bà. Những người hàng xóm nghèo cũng hay giúp đỡ, nhưng ai cũng nghèo, sự giúp đỡ đơn giản khi thì mớ rau, khi thì viên thuốc, cuộc sống vẫn rất bi đát.

Chuyện chồng bà ốm nặng đến tai người chủ trọ. Vì sợ ông chết ở đó sẽ rất phiền hà, chủ nhà đến làm khó dễ, không cho gia đình bà ở nữa. “Cực chẳng đã, mẹ con đành bảo nhau cõng ông ấy ra mép sông gần đó nằm tạm. Ngày đi nhặt rác kiếm miếng cơm, thỉnh thoảng đảo qua xem xét và cho ông ấy ăn. Thấy chồng tôi nằm đó, các anh công an đến gọi xe đưa đi bệnh viện.

Nhưng tiền tôi có đâu mà điều trị cho chồng. Ông ấy ở bệnh viện, hai mẹ con không tiền không dám đến thăm. Sau này, nghe họ bảo chồng tôi đã được đưa lên một trung tâm ở Ba Vì. Từ đó đến nay tôi không có tin tức gì, cũng không có điều kiện để đi tìm”, bà Thìn rấm rứt khóc.

Nhiều năm đã qua, kỷ niệm bán con chưa hết day dứt, lại đến ký ức đau đớn không thể quên về những tháng ngày chồng ốm đau trong cảnh cùng cực nghèo túng. Vì không có tiền mua đồ ăn cho ông, mẹ con bà phải đi nhặt nhạnh đồ thừa canh cặn về cho ông ăn.

Hôm nào nếu may mắn thì cả ba người đều được bữa no, hôm nào kém may, hai mẹ con đành nhịn đói nhường chồng. “Mỗi lần mang đồ ăn đến cho ông ấy, chồng tôi đều khóc. Vợ chồng nhìn nhau mà không nói lên lời”, bà xót xa.

Nhà bốn người, không chết mà tan đàn xẻ nghé, nay chỉ còn hai. Ngày qua ngày, hai mẹ con nương tựa vào nhau để sống. May mắn anh con trai tuy tâm thần nhưng khỏe mạnh, chịu thương chịu khó đỡ đần mẹ già. Công việc chính vẫn là nhặt phế liệu. Nhiều người thương tình nên mấy năm nay anh Bình được làm công việc đẩy xe đi thu rác với đồng lương 600.000 đồng một tháng.

Mấy năm trước bà mắc bệnh, miệng chỉ ú ớ, một năm gần đây mới có thể nói rõ. Không những vậy, đôi chân do tai nạn năm xưa, vết thương thỉnh thoảng tái phát hành hạ đau nhức ê ẩm tới mức bà không đi được. Khổ cực là thế nhưng hằng năm, mỗi khi Tết đến, mẹ con bà đều dành dụm vài trăm nghìn để về quê ăn cùng người mẹ già.

Bà tâm sự, gần 10 năm nay mới nhớ được đường trở về nhà. May mắn là cụ thân sinh của bà vẫn còn, nhưng gia cảnh nghèo nên dù tuổi đã cao nhưng bà cụ vẫn phải làm thuê để kiếm ăn. "Cụ ở cùng một người em gái của tôi. Dì ấy bị tâm thần bẩm sinh, được cái chịu thương chịu khó nên chăm sóc được mẹ. Về quê mà tiền không có cho mẹ, tôi tủi thân lắm", bà kể.

Im lặng một hồi lâu, bà Thìn ngập ngừng nói tiếp, đến giờ này, mẹ con bà vẫn cố cầm cự ở đây là bởi vì luôn mong ngóng một ngày nào đó chồng và con gái sẽ “thần giao cách cảm” mà trở về.

"Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu nhưng chỉ cần gia đình tôi đoàn tụ là tôi cũng cam lòng. Thực sự đến bây giờ không biết con gái có nhớ gì về chúng tôi không nữa? Nó có trách bố mẹ nó không nữa? Tôi cảm thấy có lỗi với con lắm. Không nuôi nổi con của mình, còn có lỗi gì lớn hơn?", bà rớt nước mắt.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật