Mỹ - Nhật tập trận: Thế “Tam quốc mới” hình thành

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhật Bản cử tới 30.000 quân, đông gấp 3 lần lực lượng Mỹ, trong khi đó, nhiều khí tài hiện đại của hai bên đều tham gia tập trận.
Mỹ - Nhật tập trận: Thế “Tam quốc mới” hình thành
Ảnh minh họa

Tân Tam quốc

Mỹ, Nhật Bản vừa kết thúc cuộc diễn tập liên hợp Keen Sword 2015 (đặt tên năm tiếp theo). Cuộc tập trận này diễn ra ở các đảo tây nam của Nhật Bản, từ ngày 8/11-19/11, với nội dung chính là diễn tập tác chiến chống đổ bộ chiếm đảo.

Truyền thông Mỹ đưa tin, Washington đã lần đầu tiên điều động 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 tiến hành huấn luyện không chiến, phối hợp với tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington của Hải quân Mỹ và tàu sân bay trực thăng Ise lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, nỗ lực phô diễn vũ lực răn đe Triều Tiên, Trung Quốc và Nga.

Một điểm đáng chú ý, trong cuộc diễn tập lần này, lực lượng của Nhật Bản đóng vai trò chủ đạo. Quân đội Nhật đã gửi đi 30.000 binh sĩ Lực lượng Phòng vệ, 30 tàu chiến, 260 máy bay. Trong khi Mỹ chỉ có 11.000 binh sỹ.

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 21/11 dẫn tờ "ETtoday" Đài Loan ngày 20/11 đưa tin, cuộc diễn tập quân sự liên hợp trên biển Keen Sword vừa kết thúc ngày 19/11 thì cùng ngày, Trung Quốc và Nga cũng tuyên bố, đầu năm 2015 sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Thông tin này đã gây chú ý cho cư dân mạng, họ gọi là "Tam quốc diễn nghĩa mới".

Mặc dù quan chức Nhật Bản nhấn mạnh địa điểm diễn tập nằm ở đảo lớn Amami, về hành chính thuộc tỉnh Kagoshima, Kyushu, Nhật Bản, không thuộc khu vực Okinawa, nhưng phân tích kỹ nội dung diễn tập, vẫn là kịch bản chiến dịch liên quan đến "tây nam có sự" của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, khó tránh khỏi bị nghi ngờ "bình mới rượu cũ".

Hai bên triển khai huấn luyện thực binh ở đảo nhỏ phía nam Kyushu và vùng biển lân cận, nội dung chính là đoạt lại đảo nhỏ, săn ngầm, chống thủy lôi. Ngoài ra còn liên quan đến các khoa mục như phòng không liên hợp, phòng thủ căn cứ, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, tấn công không đối hải.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản điều động tàu vận tải đổ bộ Shimokita lớp Osumi và tàu khu trục trực thăng Ise để thực hiện nhiệm vụ điều động binh lực, săn ngầm liên hợp, nhiều binh sĩ Nhật Bản lên tàu khu trục Aegis USS Mustin (DDG-89) của Quân đội Mỹ, quan sát Quân đội Mỹ điều khiển tàu chiến và sử dụng vũ khí.

Không chỉ có vậy, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản còn triển khai tên lửa đất đối hạm ở đảo lớn Amami và đảo Okinoerabu, điều này tạo sự phối hợp chặt chẽ với việc Nhật Bản lần đầu tiên dựa vào thời cơ diễn tập tháng 11 năm 2013, triển khai tên lửa đất đối hạm ở đảo Miyako tỉnh Okinawa, diễn tập tác chiến phong tỏa eo biển.

Ngoài ra, tờ "Thời báo Hải quân" Mỹ tiết lộ, cụm chiến đấu tàu sân bay USS George Washington Hải quân Mỹ cùng với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản triển khai diễn tập hơn 20 khoa mục trọng điểm ở vùng biển phía đông Kyushu.

Rất nhiều nhân viên hoạch định chiến lược của quân đội Mỹ và Nhật Bản đã tham gia vào toàn bộ quá trình diễn tập, "họ kết hợp kế hoạch với tình hình thực tế, tiến hành phân tích nhiệm vụ và thu thập số liệu, cung cấp căn cứ lý luận cho hoàn thiện tác chiến liên hợp và hành động ứng phó khẩn cấp trong tương lai".

Bên ngoài suy đoán, diễn tập quân sự Keen Sword đã trở thành "hòn đá thử vàng" nhất thể hóa quân sự Nhật-Mỹ.

Máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến F-22 Raptor tham gia diễn tập Keen Sword 2015 Theo bài báo, trong cuộc diễn tập Keen Sword-2015 lần này, Mỹ đã lần đầu tiên điều động 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 tiến hành huấn luyện không chiến, phối hợp với tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington của Hải quân Mỹ và tàu sân bay trực thăng Ise lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Đáp lại, cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức tập trận chung vào năm 2015. Ông cho biết, Hải quân Trung Quốc và Nga đã tổ chức thành công diễn tập liên hợp trên biển lần thứ ba vào tháng 5 năm 2014, cho rằng, hợp tác quân sự song phương có tiềm năng rất lớn, Nga sẽ phát triển kế hoạch hợp tác ở phạm vi lớn nhất.

Do hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga khi đó đều tham dự cuộc diễn tập vào tháng 5, nên dư luận cho là quan hệ hai nước chặt chẽ và có lập trường thống nhất đối với các vấn đề quốc tế quan trọng.

Trong khi đó, đối với diễn tập Keen Sword lần này, Phó viện trưởng viện nghiên cứu các vấn đề địa-chính trị Nga, Constantin Sivkov cho rằng Mỹ-Nhật muốn tuyên bố với Trung Quốc là nếu Trung Quốc có ý đồ đoạt đảo từ tay Nhật Bản thì Mỹ sẽ đứng về phía Nhật Bản bảo vệ đảo tranh chấp.

Keen Sword 2015 có gì mới?

Lần diễn tập này khác với 2 năm trước, khi Keen Sword 2013 (thực tế tổ chức cuối năm 2012).

Diễn tập quân sự liên hợp Nhật-Mỹ thường phân thành 2 loại - diễn tập chiến đấu thực tế và diễn tập cơ quan chỉ huy, diễn tập lần này là lần thứ 12 hai nước tổ chức diễn tập quân sự liên hợp chiến đấu thực tế.

Ngày 19/11/2014, Mỹ-Nhật phô diễn sức mạnh trên biển sau khi kết thúc diễn tập Keen Sword 2015 Tàu khu trục Mỹ và Nhật Bản song hành trong cuộc tập trận Khác với nội dung diễn tập được tuyên bố rầm rộ trong các năm trước, trong cuộc diễn tập lần này, cả hai bên Mỹ và Nhật Bản đều kín tiếng. Tuy nhiên, mục đích và các bài huấn luyện diễn tập lại cho thấy nhiều toan tính hơn giữa chính phủ Washington và Tokyo.

Năm 2012, khi Keen Sword 2013 được tổ chức, khi đó Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa các đảo ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Điều này khiến Bắc Kinh nổi giận, nhưng khi đó, Washington đứng đằng sau hậu thuẫn, Keen Sword 2013 khi đó cũng thực hiện với mục đích thị uy trước Trung Quốc.

Trong cuộc diễn tập đó, Mỹ-Nhật đã điều động tổng cộng 47.000 binh sĩ và tạp chí Thời đại của Mỹ đã cho rằng "hạm đội quy mô nhất trong lịch sử Mỹ-Nhật Bản được thành lập cách ngày trọng đại của Senkaku chỉ một ngày."

Thực tế, những loại tập trận kiểu Keen Sword được tổ chức từ những năm trong chiến tranh Lạnh và mục đích chủ yếu nhằm vào mối đe dọa đến từ Liên Xô.

Tuy nhiên, sau khi sụp đổ, Trung Quốc trở thành mục tiêu giả tưởng. Nhưng với lần tập trận vừa qua, Mỹ Nhật đã cùng lúc nhắm vào nhiều mục tiêu.

Khi quân đội Mỹ phô trương sức mạnh với những loại khí tài siêu hiện đại. Đặc biệt F-22, F-35 lần đầu tiên luyện tập các bài phối hợp nhóm cho thấy uy vũ của những loại vũ khí chiến lược này. Mỹ ưu tiên nhắm tới sự thị uy về sức mạnh, về năng lực quân sự của mình.

Trong khi đó, Nhật Bản chú trọng đến các khoa mục tái chiếm đảo. Với giả thiết đặt ra là các đảo nhỏ của Nhật bị tấn công và lực lượng liên quân của họ sẽ phải bằng mọi cách trong thời gian ngắn nhất tái chiếm những hòn đảo ấy.

Có thể thấy rằng, Nhật Bản chỉ có một mục đích duy nhất là nhằm vào Trung Quốc, trong mối quan hệ đối đầu căng thẳng xung quanh Senkaku/Điếu Ngư. Nhưng còn Mỹ, họ đang phải thị uy với cả Nga, Trung, Triều Tiên.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật