Đồng Franc lên cao nhất 2 năm, Thụy Sỹ gặp khó khăn trong chính sách tiền tệ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ (SNB) đang phải đối mặt với thử thách rất lớn trong việc kiềm chế tăng giá đồng tiền của mình trong 2 năm qua.
Đồng Franc lên cao nhất 2 năm, Thụy Sỹ gặp khó khăn trong chính sách tiền tệ
Ảnh minh họa

Vào thứ Sáu, đồng Franc đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2012, tới gần ngưỡng giới hạn 1,2 Franc/euro của SNB đề ra năm 2011.

Khu vực Euro yếu và việc Ngân hàng trung ương Châu Âu sẵn sàng sử dụng các biện pháp cực đoan để kíc‌h thí‌ch nền kinh tế đã gia tăng nhu cầu đối với đồng Franc.

Một cuộc bỏ phiếu tháng này về dự trữ vàng của Thụy Sỹ cũng đóng vai trò trong việc tăng giá này. Khi mà kết quả cuộc bỏ phiếu có thể khiến SNB mua thêm vàng và áp dụng các biện pháp can thiệp tiền tệ.

Tuy nhiên, dòng vốn chảy vào Thụy Sỹ đã giảm mạnh do những lo ngại về việc tăng cường trong khủng hoảng kinh tế khu vực Euro, cũng như những lo ngại trong việc SNB can thiệp sẽ tăng cường lạm phát.

Trước đây, SNB đã có những biện pháp nhằm kiềm chế tỷ giá đồng Franc bằng cách bơm thêm tiền vào thị trường. Hiện nay có khoảng 460 tỷ đồng Franc Thụy Sỹ (475 tỷ USD) đang lưu hành trên thị trường, tức chiếm 70% GDP.

Nhưng hiện nay nước này có thể cảm thấy dễ dàng hơn khi các chính sách kíc‌h thí‌ch kinh tế tại khu vực Euro đã đem lại hiệu quả và đã thoát khỏi nỗi sợ hãi về việc đổ vỡ hàng loạt của các nền kinh tế trong khu vực.

Hiện có nhiều ý kiến cho rằng SNB sẽ không can thiệp vào thị trường tiền tệ khi mà những nhà đầu tư Thụy Sỹ đã quay lại với những quỹ nước ngoài do lo ngại về tình hình kinh tế tại khu vực Euro đã giảm xuống.

Nhưng các ý kiến cho rằng việc can thiệp tỷ giá sẽ tạo nên nguy cơ lạm phát và việc đánh giá thấp sự cần thiết thiết lập tỷ giá nhằm ngăn chặn tình trạng giảm phát đã gặp trắc trở khi những số liệu cho thấy tình trạng trì trệ giá cả và tăng trưởng kinh tế chậm lại của Thụy Sỹ.

Hiện nay, chính sách can thiệp tỷ giá của SNB đang nhận được sự hỗ trợ từ các nhà xuất khẩu và các ngân hàng.

Tuy nhiên, việc kiểm soát tỷ giá này của SNB có thể sẽ phải thay đổi khi cuộc bỏ phiếu toàn quốc vào ngày 30/11 nhằm quyết định liệu SNB có cần phải tăng lượng dự trữ vàng từ 7% hiện nay lên ít nhất 20% so với lượng tiền mà nó phát hành hay không. Nhung những cuộc thăm dò cho thấy khả năng này là không cao.

Việc thay đổi chính sách tiền tệ của SNB có thể có những tác động tiêu cực đến lãi suất nhưng cũng có thể khiến thị trường bất động sản Thụy Sỹ càng trở nên hấp dẫn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật