MiG-29SMT: tiêm kích bảo vệ không phận chủ lực của Nga

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các chuyên gia quân sự đánh giá chương trình nâng cấp tiêm kích MiG-29SMT vào cuối những năm 1980 nhằm nâng cao hiệu suất và kéo dài thời gian phục vụ cho tiêm kích này là gói nâng cấp mạnh nhất của gia đình MiG-29.
MiG-29SMT: tiêm kích bảo vệ không phận chủ lực của Nga
MiG-29SMT
MiG-29SMT là tiêm kích bảo vệ không phận chủ lực của Nga trong thời gian tới. Sự kết hợp giữa MiG-29SMT và Su-27 SM2, Su-35S sắp tới là PAK FA T-50 sẽ đảm bảo cho không phận Nga an toàn trước các mối đe dọa đường không.

Gói nâng cấp SMT tập trung vào cải thiện hệ thống điện tử, tăng tầm bay, nâng cao hiệu suất chiến đấu trong môi trường chiến tranh công nghệ cao.

Cụ thể, cảm biến chính của MiG-29SMT là radar quét mạng pha đa chức năng Zhuk-ME. Radar này có khả năng mở khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ mặt đất, một tính năng mà radar của MiG-29 cũ không làm được. Radar Zhuk-ME có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar RCS 5 m2 ở cự ly 190 km.
Bộ vi xử lý của radar có khả năng theo dõi đồng thời 10 mục tiêu, tấn công 4 mục tiêu cùng lúc ở chế độ không đối không và hai mục tiêu ở chế độ không đối đất. MiG-29SMT có thể nhìn thấy một chiếc xe tăng ở cự ly 25 km, một cây cầu ở khoảng cách 120 km lên đến 300 km với một tàu khu trục.
Nhà sản xuất trang bị cho MiG-29SMT buồng lái nhà kính hiện đại với hai màn hình LCD đa chức năng khổ 152x203 mm. phi công sử dụng thanh điều khiển HOSTA với đầy đủ tính năng điều khiển bay và khai hỏa vũ khí cùng lúc.
So với biến thể cũ, MiG-29SMT có phần lừng gù hơn để tăng sức chứa nhiên liệu, phạm vi hoạt động với nhiên liệu nội bộ đạt 2.100 km.
Ngoài ra, người ta còn trang bị cho nó cần tiếp nhiên liệu trên không có thể thu gọn lại để mở rộng phạm vi hoạt động. MiG-29SMT đã khắc phục được nhược điểm phạm vi chiến đấu hẹp trên MiG-29 cũ.
Các nâng cấp về radar và hệ thống điện tử cho phép MiG-29 SMT sử dụng những vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Bên cạnh các tên lửa không đối không tầm trung R-27, R-77, tên lửa tầm ngắn R-73, MiG-29SMT có thể sử dụng các vũ khí tấn công mặt đất độ chính xác cao như tên lửa hành trình Kh-29T, tên lửa chống bức xạ Kh-31P, tên lửa chống hạm Kh-31A, bom thông minh KAB-500.
MiG-29SMT sử dụng hai động cơ phản lực RD-33 nâng cấp. Động cơ RD-33 mới ít khói và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Lúc trước MiG-29A chỉ có khả năng không đối không, khả năng không đối đất rất hạn chế với rocket và bom rơi tự do. Gói nâng cấp MiG-29SMT đã khắc phục các nhược điểm nói trên. Ngoài khả năng không chiến ưu việt, nó còn có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất với vũ khí dẫn đường công nghệ cao.




Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật