Nguyên mẫu nàng Công chúa Lọ Lem là một n‌ô l‌ệ tìn‌ּh dụ‌ּc

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều câu chuyện cổ tích từng in sâu trong tâm trí của trẻ con, cùng với những huyền thoại phía sau nó trên thực tế đã được gây dựng nên từ những nguyên mẫu đời thực rất bi kịch.
Nguyên mẫu nàng Công chúa Lọ Lem là một n‌ô l‌ệ tìn‌ּh dụ‌ּc
Ảnh minh họa

Những câu chuyện cổ tích hấp dẫn, huyền diệu và đầy cảm hứng hồi bé mà chúng ta nghe, đọc được đã nuôi dưỡng tuổi thơ của không biết bao nhiêu thế hệ. Nhiều khi, chúng trở thành sức mạnh để mỗi người chiến đấu chống lại sự khắc nghiệt, cho chúng ta niềm tin tâm linh mạnh mẽ để tồn tại trong cuộc sống.

Tuy nhiên, một số câu chuyện cổ tích nổi tiếng lại có nguyên bản đời thực không hề đẹp đẽ như vậy, thậm chí đó là những nguyên bản đầy bi kịch và đáng sợ. Thường chúng liên quan đến hiế‌ּp dâ‌ּm, loạ‌ּn luâ‌ּn, tra tấn, ăn thịt người và những sự thật đáng sợ và tàn bạo khác.

Tập truyện cổ tích nổi tiếng do hai anh em Jacob và Wilhelm Grimm biên soạn trong đầu thế kỷ 19 đã miêu tả cuộc sống khó tin và không hề dễ chịu về trung tâm châu Âu giai đoạn này.

Trong ấn bản đầu tiên mà họ biên soạn, thực tế về các sự kiện được miêu tả dưới những mẩu chuyện là vô cùng khủng khiếp. Tuy nhiên, sau đó, họ đã phải thay đổi các biến cố này với những cái kết nhẹ nhàng hơn để có thể bán được sách của mình. Hầu hết các câu chuyện được hai anh em Grimm kể lại vốn đã được in trước đó và do tác giả Charles Perrault biên soạn – người được xem là cha đẻ của chuyện cổ tích nước Pháp. Những câu chuyện của Perrault mặc dù rất đáng ngưỡng mộ, nhưng lại không có sức cuốn hút. Bởi trong giai đoạn đó, không tồn tại văn học dành cho trẻ em.

Những nguyên mẫu có phần man rợ dưới đây chỉ là một phần rất nhỏ về bức tranh thực tế của các câu chuyện cổ tích mà chúng ta đọc ngày nay. Chúng là các câu chuyện được truyền miệng trong dân gian có thực. Theo lẽ thường, việc giáo dục đạo đức trong các câu chuyện truyền miệng quan trọng hơn nhiều so với bản chất của sự kiện – điều thường dễ dàng bị lãng quên. Vì vậy, nhiệm vụ của chuyện cổ tích là cảnh tỉnh, chinh phục lòng tốt, trừng phạt kẻ ác, cuộc sống cộng đồng và cá nhân hạnh phúc mãi mãi, tạo ra niềm tin, hy vọng cho con người để họ tích cực trong việc thay đổi bản thân và thế giới.

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

Câu chuyện dựa trên cuộc đời bi thảm của Margarete von Waldeck, một người đàn bà cao thượng ở Bavaria vào thế kỷ 16. Margarete lớn lên ở Bad Wildungen, nơi anh trai cô sử dụng lao động trẻ em để làm việc tại mỏ đồng của mình. Bị biến dạng nghiêm trọng do lao động quá sức và không thể phát triển thể chất, họ đã trở thành những chú lùn.

Táo độc cũng được bắt nguồn từ thực tế. Một ông già trong mỏ đã cung cấp loại trái cây bị nhiễm độc cho lũ trẻ con và người lao động, những người mà ông này tin rằng đã ăn cắp thực phẩm của mình.

Mẹ kế của Margarete, khinh bỉ cô, đưa cô ra tòa án Brussels để thoát khỏi cô. Sau đó, cô vương vào tình yêu với Hoàng tử Philip II của Tây Ban Nha. Cha của ông, vua Tây Ban Nha, phản đối mối tình lãng mạn này, cử binh lính đi giết Margarete. Họ đã lén lút đầ‌u độ‌c cô.

Rapunzel

Rapunzel là tên nhân vật chính trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng “Công chúa tóc dài” (Tangle) của Disney trong vài năm lại đây, cũng là tên của một câu chuyện cổ tích trích trong Truyện cổ Grimm.

Rapunzel dựa trên một câu chuyện cổ của Kito giáo. Vào thế kỷ thứ 3, một thương gia ngoại giáo giàu có vùng Tiểu Á vì quá yêu cô con gái xinh đẹp của mình đã cấm cô đi ra ngoài, tiếp xúc với mọi người. Ông nhốt cô trong một tòa tháp khi đi vắng.

Bản gốc của câu chuyện không đề cập đến việc vì sao mái tóc dài lại trở thành một vật quan trọng, tuy nhiên, Rapunzel đã chuyển sang đạo Thiên Chúa giáo, chống lại cha mình khiến mọi người trong thị trấn trở nên tôn sung cô.

Khi biết chuyện, những kẻ phục vụ cho Kito giáo đã đe dọa cha cô phải chặt đầu cô hoặc bị mất hết tài sản nếu không thuyết phục được cô từ bỏ tôn giáo mới của mình. Người cha sau đó đã chặt đầu cô, nhưng cũng bị một tia sét đánh chết. Cô đã trở thành vị thánh tử vì đạo, thánh Barbara tôn kính của Giáo Hội Chính thống Đông.

yê‌u râ‌u xan‌h

Perrault đã lồng vào câu chuyện kể tình tiết của truyền thuyết Conomor bị nguyền rủa. Ông chủ dòng họ Breton đã được cảnh báo trước rằng sẽ bị con trai mình giết chết. Vì thế, ngay sau khi một trong những người vợ của mình có thai, ông đã giết bà ấy.

Nhưng Perrault đã bị cuốn hút hơn bởi Gilles de Rais, một nhà quý tộc giàu có thế kỷ 15, một anh hùng của cuộc chiến tranh Trăm năm. Sau khi giải ngũ, ông trở thành một kẻ giết trẻ em hàng loạt khét tiếng. Ông đã được trao biệt danh, yê‌u râ‌u xan‌h, là bởi bộ lông màu xanh bóng mượt trong ánh sáng ban ngày của con ngựa mà ông sở hữu. Tại phiên tòa gây sốc của mình, ông mô tả chi tiết cách tr‌a tấ‌n và ăn thịt những đứa trẻ vô tội. Perrault đã dựa trên những sự kiện này để tạo ra nhân vật ác mộng của mình.

Hansel và Gretel

Câu chuyện về Hansel và Gretel thường được dùng để cảnh báo trẻ em không nên đi lang thang. Nhưng trong một nạn đói lớn giai đoạn 1315 – 1317 đã nghiền nát châu Âu và nước Anh, bệnh tật, chết chóc, giết trẻ sơ sinh và ăn thịt đồng loại là những thảm kịch xảy ra triền miên. Nhiều cha mẹ tuyệt vọng đã hoặc bỏ rơi con cái, hoặc ăn thịt chúng như súc vật.

Hoặc Hansel và Gretel có thể dựa trên câu chuyện của một người thợ làm bánh thành công, Katharina Schraderin. Trong những năm 1600, cô tạo ra một loại bánh gừng hảo hạng, khiến một thợ làm bánh nam ghen tị đã cáo buộc cô là một phù thủy. Sau khi bị đuổi ra khỏi thị trấn, một nhóm láng giềng của cô đã săn đuổi cô đến cùng, đưa cô về nhà và thiêu sống cô trong chính chiếc lò nướng bánh của mình.

Jack Horner nhỏ bé

Câu chuyện này phù hợp với các sự kiện trong cuộc đời của Đức Giám mục Richard Whiting vùng Glastonbury và người quản lý của mình, người đã có thể được đặt tên là Jack Horner.

Khi vua Henry VIII hủy bỏ Giáo Hội Công Giáo trên khắp Anh, Glastonbury vẫn nơi duy nhất có tu viện ở Somerset. Whiting đã cố gắng giữ lại tu viện này, mua chuộc nhà vua bằng cách cống nạp 12 báu vật thuộc về Công giáo.

Để ngăn chặn những tên trộm, ông đã giấu những báu vật này trong một lớp vỏ bánh. Nhưng vị giám mục 79 tuổi này sau đó vẫn bị kết tội phản quốc và bị tre‌o c‌ổ ở quê hương. Người quản lý “tốt bụng” của ông đã bỏ trốn đến vùng Manor của Mells và sống ở đó đến tận thế kỷ 20.

Cô bé Lọ Lem

Cô gái tóc vàng xinh đẹp bị ngược đãi trong câu chuyện của Perrault có liên quan đến cuộc đời của Rhodopis, một phụ nữ Hy Lạp. Tên cô có nghĩa là “má hồng”.

Khi cô còn trẻ, cô bị bắt ở Thrace, bị bán làm n‌ô l‌ệ vào giai đoạn khoảng 500 năm trước Công nguyên, và sau đó bị đưa đến Ai Cập.

Khuôn mặt đẹp lạ thường đã khiến cô trở thành một mặt hàng quý. Chủ nhân của cô đã “tắm” cô trong biển quà tặng, trong đó có đôi giày bằng vàng.

Đôi giày đã khiến ông vua Ai Cập lúc đó, pharaoh Ahmose II chú ý. Ahmose đã đưa cô về làm vợ và phải luôn sẵn sàng để thỏ‌a mã‌n tìn‌ּh dụ‌ּc cho mình. Vì thế, câu chuyện được Perrault kể lại về một nàng công chúa hạnh phúc không tồn tại trong thực tế.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin của Huffington Post, một tờ báo địa phương có uy tín của Mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật