Nhà văn Trang Hạ: Thiếu “chuẩn” nên lúng túng với sản phẩm nhạ‌y cả‌m

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Tôi ủng hộ sự cởi mở. Chỉ e là cởi mở không “đến nơi đến chốn”. Theo tôi, đã quyết định làm thì đừng nửa vời” - nhà văn Trang Hạ - dịch giả cuốn “Xin lỗi em chỉ là con đĩ”, từng học thạc sĩ về quản lý truyền thông - góp thêm một tiếng nói với chuyên đề “Phim gắn mác 18+‌ּ, nên hay đừng?”
Nhà văn Trang Hạ: Thiếu “chuẩn” nên lúng túng với sản phẩm nhạ‌y cả‌m
Ảnh minh họa

Câu chuyện phim gắn mác 18+‌ּ sắp được phát trên VTV2. Sóng truyền hình quốc gia, lại là kênh khoa - giáo, “quan trên trông xuống, người ta trông vào” - không thể chấp nhận được? Còn nếu là sóng truyền hình địa phương và là một kênh khác, thì được sao? Hay một công ty sách thì được quyền xuất bản sách khi‌ּêu dâ‌ּm, còn truyền hình thì không được quyền nói chuyện se‌ּx ư?

Đúng-sai chưa cần bàn tới ở đây, mà vấn đề là: Chúng tôi cần một cái chuẩn. Đằng này, chúng ta quá thiếu chuẩn, nên mới thành ra lúng túng và bất nhất như vậy.

Về điện ảnh, ở các nước có nền điện ảnh và truyền hình phát triển, theo như tôi được biết, chu kỳ để một bộ phim điện ảnh đến được với khán giả truyền hình thường phải mất ít nhất từ 1 - 2 năm (thậm chí 7 năm), để nó đi từ rạp chiếu tới băng đĩa và truyền hình cáp trả tiền, rồi truyền hình cáp khuyến mãi, sau đó mới là truyền hình quảng bá. Đó không chỉ là vấn đề doanh thu của nhà sản xuất, phát hành…, mà còn là câu chuyện sàng lọc, định vị khán giả; xác lập bản đồ hưởng thụ văn hóa.

Nhưng hành trình của “se‌ּx and the city” tại VN theo như tôi biết, lại không hề đi theo đúng quy trình chuẩn ấy, và thiếu hẳn độ lùi 2 năm cho vòng quay cần thiết nói trên.

Nếu “se‌ּx and the city” được chiếu chọn lọc tại Việt Nam, chính khán giả có chọn lọc đó thông qua trao đổi, báo chí, mạng xã hội, tương tác chia sẻ… sẽ tự giáo dục cộng đồng, thay đổi hành vi xem phim như, “dọn” con cái từ phòng ngủ bố mẹ sang phòng riêng, bê chiếc tivi và bê tất cả mọi máy tính ra khỏi phòng con cái để tránh các con xem trộm VTV2, trò chuyện cởi mở với nhau về cách ứng xử với những thứ đang được gọi là món ăn tinh thần mà nhà đài dọn ra cho người Việt Nam xơi… Sau thời gian đó, “Sex…” mới có thể lên được sóng truyền hình công cộng, khi mà cộng đồng đã được trang bị thứ “vaccine phòng dịch” trong nhận thức của mình. Còn đùng một phát lên sóng như “Chuyện ấy là chuyện nhỏ”, tôi nghĩ đó là một hành vi truyền thông vô trách nhiệm.

Ở góc độ truyền thông, tôi mới chỉ nhìn thấy hai chữ “giáo dục” ở trên môi người nói, chứ chưa thấy trong việc họ làm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật