Ấn Độ sẵn sàng bán siêu tên lửa đối đất Pragati

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết, họ đã sẵn sàng xuất khẩu tên lửa chiến lược đất đối đất tầm ngắn Pragati.
Ấn Độ sẵn sàng bán siêu tên lửa đối đất Pragati
Hệ thống phóng lưu động có thể mang cùng lúc 6 tên lửa Pragati

Không giống như Prithvi-I, sử dụng nhiên liệu lỏng, Pragati là một tên lửa sử dụng nhiên liệu đẩy rắn có tầm bắn ngắn hơn từ 70 đến 170km.

Nguồn tin trên cho rằng, với khả năng phóng loạt, tên lửa Pragati có thể được phóng trong vòng 2-3 phút chuẩn bị, nhanh hơn nhiều so với tên lửa Prithvi-I, cần đến ít nhất nửa giờ chuẩn bị. Ngoài ra, tên lửa Prithvi-I vẫn có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu tầm xa hơn. Điều mà cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Ấn Độ (DRDO) mong sẽ trở thành một lợi thế để thu hút các nước nhập khẩu.

Trước đó, ngoài tên lửa BrahMos, DRDO cũng tuyên bố tên lửa đất đối không tầm ngắn Akash có thể được xuất khẩu. Hiện tại, DRDO đã sẵn sàng xuất khẩu máy bay chiến đấu trọng lượng nhẹ Tejas, các loại tên lửa Prahar và một vài hệ thống vũ khí khác.

Một quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết Pragati, một biến thể trong dòng tên lửa Prahar, đã lần đầu tiên xuất hiện tại triển lãm quốc phòng Hàn Quốc diễn ra vào tháng 10 năm ngoái. Rất nhiều nước đã tỏ ra quan tâm tới loại tên lửa này và chính phủ Ấn Độ cũng đã đồng ý cho xuất khẩu loại tên lửa này ra thị trường thế giới.

Tên lửa Pragati được phát triển nhằm giúp quân đội Ấn Độ phản ứng nhanh và hiệu quả hơn trong mọi điều kiện khí hậu và địa hình khác nhau. Với khả năng mang theo nhiều loại đầu đạn, tên lửa này có thể hỗ trợ tốt cho các hoạt động của quân đội trên chiến trường. Pragati cũng được trang bị với hệ thống định vị tiên tiến và chính xác, điều giúp nó có thể được so sánh với tên lửa ATACMS của Mỹ.

Tên lửa này sẽ được phóng từ hệ thống phóng lưu động, có thể mang tối đa 6 tên lửa một lúc và bắn được về nhiều hướng khác nhau. Nó cũng có khả năng mang đầu đạn thông thường nặng tới 200 kg trong tất cả các điều kiện vận hành và khí hậu.




Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật