Đầu tư công “bỏ quên” nhiều ngành có thế mạnh

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nông nghiệp, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế chiếm vị thế thấp nhất trong chính sách đầu tư của nhà nước.

Đầu tư công thành lãng phí

Phân tích về quá trình tái cơ cấu (TCC) trong lĩnh vực đầu tư công hiện nay, Đại biểu Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau) cho rằng, hiện nay địa phương nào cũng có nhu cầu chính đáng về xây dựng, phát triển trong khi nguồn lực tài chính có hạn. Trước những nhu cầu đầu tư chính đáng và hầu hết là những dự án đầu tư lớn, người đứng đầu Chính phủ, Bộ, ngành rất khó khăn trong việc cân đong đo đếm với một chiếc bánh ngân sách.

Đại biểu Trương Minh Hoàng chỉ rõ: Việc các doanh nghiệp nhà nước trong một thời gian dài đã được ưu ái trên nhiều lĩnh vực đầu tư, với nhiều chính sách kéo dài giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, không muốn san sẻ cho các thành phần kinh tế khác, mặc dù nếu san sẻ sớm hơn nhiều thành phần kinh tế cũng đảm đương được.

Hơn nữa, việc đầu tư công ở chỗ này chỗ khác, ngành này ngành khác có sự tràn lan, vượt quá tầm kiểm soát, thậm chí có những công trình, dự án gây lãng phí sử dụng không hết công năng, chỗ cần thiết thì chưa có, chỗ làm xong lại không có nhu cầu sử dụng gây phả‌ּn cả‌ּm và bức xúc trong xã hội.

Do đó, việc tái cơ cấu trên lĩnh vực đầu tư công đã và đang được triển khai quyết liệt, tuy nhiên Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cần quan tâm đến một số chương trình, mục tiêu kể cả dự án mới nếu được triển khai sẽ tranh thủ được nguồn lực trong nước và quốc tế.

Cụ thể trong việc xử lý vệ sinh môi trường và ứng phó với quá trình nước biển dâng, nếu tiếp tục được đầu tư triển khai có khả năng khắc phục được để làm sớm đê, kè hoặc xử lý được hiện tượng sạt lở đất đang diễn ra ở nhiều vùng, miền ven biển với mức độ hết sức nghiêm trọng.

Ngoài ra, theo đại biểu Hoàng, nguồn vốn trái phiếu chính phủ cho đầu tư công trình, các dự án đường về trung tâm xã mà hiện nay có một số xã chưa hoàn thành, hoặc một số xã mới được tách ra. Hay như dự án kết nối từ đường Hồ Chí Minh đến các trung tâm đô thị, các khu dân cư nên được triển khai quyết liệt, đúng tiến độ dự án để phát huy được hiệu quả của dự án.

“Đối với những dự án, công trình mới mang tính đột phá như dự án xây dựng sân bay Long Thành cần được sự đồng thuận ủng hộ để có sự chủ động trong việc thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực từ nhân dân. Không thể để đạt được mục tiêu TCC đầu tư công mà không xót xa với những công trình, dự án ngổn ngang dang dở đang chờ hoàn thiện hoặc bỏ lỡ những cơ hội có tính lan tỏa mang lại hiệu quả lớn trong tương lai”, đại biểu Trương Minh Hoàng chia sẻ.

Sớm xã hội hóa lĩnh vực đầu tư công

Nêu giải pháp cho quá trình TCC lĩnh vực đầu tư công trong thời gian tới, Đại biểu Hoàng Đăng Quang (đoàn Quảng Bình) cho rằng, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công là cơ sở pháp lý cao nhất của hoạt động đầu tư công, góp phần quản lý hoạt động đầu tư ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện đã từng bước hạn chế được tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải, thất thoát lãng phí.

Tuy nhiên vẫn chưa có một đề án tổng thể về tái cơ cấu đầu tư công để xác định lộ trình và hướng đi cụ thể, việc ban hành khung pháp lý còn chậm, Luật Đầu tư công chưa đến thời điểm áp dụng…đã gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Ngoài ra còn thiếu các quy định cụ thể về phân công quản lý và gắn trách nhiệm trong quản lý đầu tư, việc phân định trách nhiệm đầu tư giữa Trung ương và địa phương còn không rõ ràng nên nhiều khi địa phương thiếu sự chủ động, trông chờ vào nguồn ngân sách của Trung ương.

Mặt khác, những ngành quan trọng có thế mạnh trong phát triển dài hạn như Nông nghiệp, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế lại là những ngành chiếm vị thế thấp nhất trong chính sách đầu tư của nhà nước.

Đại biểu Hoàng Đăng Quang kiến nghị, việc TCC đầu tư công cần có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về tư duy và quan điểm, khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng cho các ngành có lợi thế. Phân cấp, phân quyền, phân nhiệm rõ ràng theo hướng gắn trách nhiệm của từng cấp chính quyền, chuyển đổi các dự án đầu tư dở dang từ ngân sách nhà nước đối với các dự án có khả năng sinh lời sang tiếp tục đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân thông qua bán, chuyển nhượng công trình coi phần đầu tư của ngân sách là phần đầu tư của nhà nước.

“Địa phương có thể được Chính phủ cho phép phát hành trái phiếu công trình để huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, thanh toán các khoản nợ để hỗ trợ các dự án dở dang. TCC đầu tư công phải tính đến các yếu tố vùng miền và các ngành, lĩnh vực quan trọng có thế mạnh trong phát triển dài hạn của đất nước, đặc biệt cho các tỉnh còn khó khăn cho lĩnh vực nông nghiệp, y tế và khoa học công nghệ…”, Đại biểu Hoàng Đăng Quang chỉ rõ.

Đại biểu Nguyễn Trọng Trường (đoàn Bắc Ninh) cũng cho rằng, cần quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp, tăng xã hội hóa các nguồn vốn BOT,PPP phù hợp với tầm nhìn dài hạn. Kế hoạch đầu tư, phân bổ, quản lý vốn và các nguồn lực đầu tư phải gắn với trách nhiệm về phân cấp ngân sách, quá trình tổ chức thực hiện đầu tư và khai thác dự án, trách nhiệm giám sát đánh giá hiệu quả đầu tư trong và sau khi hoàn thành dự án đầu tư

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật