Mỹ đối phó dịch Ebola: Giám sát nhưng không cách ly

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nước Nhật lên cơn sốt với ca nghi nhiễm Ebola đầu tiên. Ngày 27-10 (giờ địa phương), Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Tom Frieden đã thông báo quy định mới của liên bang về kiểm soát hành khách nhập cảnh từ các nước có dịch Ebola.
Mỹ đối phó dịch Ebola: Giám sát nhưng không cách ly
Bộ trưởng Y tế Nhật Yasuhisa Shiozaki trả lời báo chí về ca nghi nhiễm Ebola. Ảnh: KYODO

Quy định mới phân chia người về từ vùng dịch làm bốn loại căn cứ nguy cơ lây nhiễm.

Hành khách được xem là có nguy cơ cao khi đã từng chăm sóc bệnh nhân Ebola hoặc vô ý để kim tiêm chạm vào người.

Đối tượng này được khuyến cáo không nên đến nơi công cộng, không đi làm, không sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và mỗi khi đi lại cần phải xin ý kiến cơ quan y tế địa phương.

Hành khách không có triệu chứng nhiễm Ebola sẽ được nhân viên y tế thăm khám mỗi ngày trong suốt 21 ngày kể từ ngày rời khỏi quốc gia có dịch Ebola.

Đối với đối tượng này, điều quan trọng là phát hiện ngay khi đối tượng vừa bộc lộ triệu chứng nhiễm Ebola để kịp thời cách ly.

Quy định mới của liên bang liên quan đến gần 100 hành khách mỗi ngày. Như vậy theo quy định mới, không có vấn đề bắt buộc cách ly hành khách như các bang New York, New Jersey, Illinois thực hiện từ tuần trước.

Cùng ngày 27-10, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về biện pháp bắt buộc cách ly.

Ông nhận định các nhân viên hoạt động nhân đạo chống dịch Ebola ở Tây Phi là những con người đặc biệt có tâm hồn bác ái, họ không thể nào bị đối xử hạn chế theo cách thức thiếu cơ sở khoa học như biện pháp cách ly.

Cùng lúc đó, Ủy viên châu Âu Christos Stylianides nhận định thái độ sợ hãi và biện pháp cách ly không phải là giải pháp chống Ebola.

Trong khi đó, Lầu Năm góc thông báo các binh lính Mỹ sau khi tham gia dập dịch Ebola ở Tây Phi sẽ bị cách ly trong căn cứ Mỹ ở Vicenza (Ý) trước khi trở về Mỹ.

Thời gian cách ly kéo dài trong 21 ngày nhằm đề phòng có người bệnh.

Đơn vị đầu tiên bị cách ly gồm khoảng một tiểu đội, trong đó có tướng Darryl Williams chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ chống dịch ở Liberia.

Tại Tây Ban Nha, 11 người bị cách ly tại BV Carlos III ở Madrid đã xuất hiện sau 21 ngày cách ly. Họ đã tiếp xúc với nữ hộ lý Teresa Romero, ca đầu tiên nhiễm Ebola ngoài Tây Phi.

AFP đưa tin phải chờ 42 ngày kể từ ngày 21-10 (ngày có kết quả xét nghiệm lần thứ tư âm tính đối với cô Teresa Romero) để Tây Ban Nha chính thức tuyên bố không còn ca nhiễm Ebola.

Trong số những người bị cách ly có ông Javier Limon, chồng nữ hộ lý Teresa Romero. Tối 27-10, tại cuộc họp báo, ông cho biết sẽ đi kiện vì chính quyền bất cẩn trong công tác phòng chống Ebola.

Ông than phiền các chuyên gia nói chỉ cần cách ly con chó Excalibur là bạn của vợ ông nhưng rốt cuộc con chó này cũng bị giết.

Bốn giờ chiều 27-10, một nhà báo người Canada gốc Nhật 45 tuổi đến sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo (Nhật) trong tình trạng sốt nhẹ 37,8 độ C. Người này khai từ giữa tháng 8 và tháng 10 có lưu lại Liberia, sau đó qua Bỉ và Anh để đến Nhật. Người này đã bị cách ly tại một cơ sở y tế chuyên biệt ở Tokyo. Hãng hàng không All Nippon Airways đã chuyển cho Bộ Y tế danh sách hành khách và nhân viên hàng không cùng đi chuyến bay với nhà báo này. Máy bay đã được khử trùng. Bộ trưởng Y tế Yasuhisa Shiozaki đã yêu cầu người dân bình tĩnh. Ông cho biết nhà báo nêu trên khai không tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm Ebola. 5 giờ 30 sáng 28-10, Trung tâm Giám sát bệnh nhiễm quốc gia thông báo kết quả xét nghiệm âm tính.

___________________________________

600 binh sĩ Mỹ đã được triển khai ở Liberia làm nhiệm vụ chống dịch Ebola và 100 binh sĩ được triển khai ở Senegal.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật