Giáo dục giới tính đúng cách cho trẻ theo độ tuổi

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cả gia đình đang ăn tối và con bạn đặt ra câu hỏi “Con được sinh ra từ đâu?”. Bạn sẽ làm gì, lờ chuyện đó đi và yêu cầu con tiếp tục ăn?
Giáo dục giới tính đúng cách cho trẻ theo độ tuổi
Ảnh minh họa

Các nhà tâm lý học khuyên rằng bạn không nên quá căng thẳng và lo lắng khi con nhỏ đề cập đến vấn đề này. Bạn cũng không nhất thiết phải giảng một bài dài và phức tạp về giới tính cho con. Tiến sĩ tâm lý học Madhuri Singh, người đã tổ chức các buổi nói chuyện với nữ sinh Ấn Độ về giới tính và sinh sản, cho biết cha mẹ không nên hoàn toàn giao trọng trách này cho những nhà tư vấn.

“Ở những trường chúng tôi làm việc, độ tuổi của học sinh mà chúng tôi tiếp cận về vấn đề này giảm từ 15 xuống 11 tuổi. Tôi khuyến khích phụ huynh hãy chủ động trao đổi chủ đề này với trẻ và bất cứ khi nào chúng cảm thấy thoải mái, bởi cha mẹ luôn là người chúng tìm đến đầu tiên khi muốn biết điều gì”.

Độ tuổi từ 4 trở lên

Trẻ em dưới 10 tuổi luôn tò mò về mọi thứ xung quanh. Theo tiến sĩ Singh, các câu hỏi của chúng không nhất thiết là có hàm ý về vấn đề giới tính. Những câu hỏi rất ngây thơ của trẻ chẳng hạn như con trai khác biệt với con gái thế nào rất dễ xuất hiện trong tâm trí chúng.

“Câu trả lời của bạn không nên chú trọng vào sự khác nhau ở bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc của hai phái. Bạn chỉ cần hướng sự chú ý của con vào những điểm như con trai có râu trong khi con gái thì không”, chuyên gia gợi ý. Đừng nên né tránh câu hỏi của trẻ bởi chúng khiến bạn trở nên vụng về và lúng túng. Chúng sẽ tìm đến người khác để hỏi câu hỏi này và điều này có thể mang lại nguy hiểm cho trẻ.

Hãy luôn sẵn sàng tiếp nhận và trả lời các câu hỏi của con khi chúng tìm đến và đề cập đến những bộ phận c‌ơ th‌ể với tên chính xác. Chẳng hạn chỉ ra đâu là ngực. Ở độ tuổi này, chúng chưa cảm thấy xấu hổ về vấn đề này. “Nói tránh sẽ tạo ra cảm giác đó là điều cấm kỵ và khiến chúng xấu hổ khi cùng bạn bè thảo luận về điều đó”, tiến sĩ Pavan Sonar giải thích.

Câu trả lời của bạn cần rất cụ thể và chính xác. Nếu trẻ hỏi con được sinh ra từ đâu, bạn hoàn toàn có thể trả lời là trẻ sinh ra từ bụng mẹ. Tiến sĩ Singh cho biết “Chúng hỏi bởi có thể chúng vô tình nhìn thấy một người phụ nữ mang thai, vì vậy hãy trả lời câu hỏi của chúng một cách chân thực”.

Đây là những thời điểm bạn có thể dạy con về giới tính và truyền đạt thông tin một cách thoải mái nhất mà không khiến nó trở nên nặng nề như một buổi thuyết giảng.

Độ tuổi từ 11 trở lên

Độ tuổi trẻ bước vào giai đoạn dậ‌y th‌ì hiện nay giảm một cách rõ rệt. Các nghiên cứu toàn cầu đã chỉ ra rằng lối sống thụ động là một phần nguyên nhân. Sonar, người gặp gỡ các em nhỏ ở lứa tuổi 3-16 cho biết, các phụ huynh có nền tảng giáo dục tốt rất hiếm khi và miễn cưỡng khi nói về giới tính với con nhưng điều này đang dần thay đổi. Thử tưởng tượng là bạn đang trong lớp sinh học, hãy sử dụng các từ ngữ như “tử cung” và “â‌ּm đạ‌ּo” để giải thích cho con. Trao đổi với con những thay đổi về mặt thể chất trước khi con bước vào giai đoạn nguyệt san để chúng có sự chuẩn bị.

Ở lứa tuổi này, sự giao tiếp giữa những người cùng giới tính sẽ tạo ra sự thoải mái, vì vậy mẹ hãy nói chuyện với con gái và bố hãy nói chuyện với con trai. Trường học cũng có thể có lớp học về giáo dục giới tính, bạn có thể dựa vào những điều con học được trên lớp để trao đổi thêm. Hỏi con đã học được những gì trên lớp để nắm bắt được chúng đã biết gì và xóa bỏ những thắc mắc chưa sáng tỏ trong đầu chúng.

Tiến sĩ Sonar cũng cho biết ở lứa tuổi này trẻ cũng bắt đầu thích thử nghiệm. Do đó, bạn cần làm rõ những khúc mắc trong tâm trí chúng. Nếu chúng chia sẻ về bạn bè mình và bạn cảm thấy có dấu hiệu rằng con mình đang thích một bạn khác giới, hãy tận dụng thời điểm đó để giải thích rằng những thay đổi về c‌ơ th‌ể cũng ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ.

Đừng thuyết giáo con mà hãy giải thích cụ thể về những thay đổi hoóc môn trong c‌ơ th‌ể dẫn đến thay đổi về mặt tình cảm. Đồng thời, bạn cũng đừng quên đề cập đến vấn đề dễ bị tình cảm cuốn đi và khả năng phát triển thành mối quan hệ thể xác.

Độ tuổi từ 16 trở lên

Độ tuổi 16-18 là độ tuổi v‌ị thà‌nh niê‌n và bắt đầu bước chân ra ngoài xã hội nhưng bạn không thể chắc chắn được phạm vi của những mối quan hệ. Vậy nên, bạn cần luôn cởi mở chia sẻ với con, trao đổi về sự phòng tránh là rất quan trọng. Bạn không nhất thiết phải làm phức tạp vấn đề và đi quá sâu nhưng chúng cũng sẽ biết nhiều từ những bộ phim, bạn bè, Internet hơn là những gì bạn nói.

Chuyên gia khuyên rằng: “Trao đổi về những nguy cơ chúng có thể gặp phải khi quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc không dùng biện pháp tránh thai, bệnh lây nhiễm qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc, hệ lụy của có thai ngoài ý muốn và ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu cũng không phải an toàn 100%. Nếu con sẵn sàng, bạn có thể cùng với con tìm hiểu thông tin trên Internet một cách chính thống”. Nói với con về biện pháp tránh thai không đồng nghĩa với việc cổ xúy chu‌yện ấ‌y mà đơn giản là làm giàu hiểu biết và giáo dục con bạn tốt hơn.

Tiến sĩ Singh cũng cho biết chú trọng vào sự chín muồi trong tình cảm cũng là một yếu tố quan trọng. “Có bạn trai/bạn gái, bị thất tình hay có mối quan hệ thể xác rất cần sự chín chắn về tình cảm trong khi trẻ ở độ tuổi v‌ị thà‌nh niê‌n chưa có đủ yếu tố này và cha mẹ thì ít khi nói tới”, chuyên gia nói. Nhấn mạnh vào mặt tình cảm và tôn trọng đối phương mà không làm giảm ý nghĩa của mối quan hệ sẽ khuyến khích trẻ có những quyết định đúng đắn trong việc chúng muốn làm gì với c‌ơ th‌ể mình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật