Thời gian ngủ khoa học theo độ tuổi của trẻ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ cần có thời gian dành cho giấc ngủ khác nhau. Có một giấc ngủ đúng, trẻ sẽ phát triển toàn diện hơn về sức khỏe, trí não.
Thời gian ngủ khoa học theo độ tuổi của trẻ
Ảnh minh họa

Đối với trẻ sơ sinh

BS.CK1.Thái Thanh Thủy - TK.Tâm lý, BV Nhi Đồng 2 cho biết, những tuần đầu trẻ có thể ngủ suốt 18h- 20h vào bất cứ lúc nào trong ngày, mỗi giấc có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 giờ. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không tuân theo một qui luật nào, trẻ thường ngủ vào ban ngày nhiều hơn ban đêm. Trong giấc ngủ trẻ có thể cựa quậy, mỉm cười, nhăn nhó như dân gian vẫn nói là “bà mụ dạy”, những biểu hiện này là hoàn toàn bình thường.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ ngủ theo nhu cầu, độ tuổi này đã bắt đầu hình thành chu kỳ thức ngủ, giấc ngủ đêm kéo dài khoảng 9,5 đến 11,5 tiếng, giấc ngủ ngày ngắn hơn khoảng từ 3,5 đến 5,5 tiếng.

Từ 6 tháng – 1 tuổi

Trẻ ngủ theo nhu cầu và nhịp sinh học, giấc ngủ đã bắt đầu đi vào giờ giấc, giấc ngủ ban ngày từ 3-4 giấc giảm xuống chỉ còn 1-2 giấc, tổng số thời gian ngủ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1 tuổi là khoảng 14 giờ/ ngày.

Từ 18 tháng

Nhu cầu ngủ ngày đã bắt đầu giảm xuống.

Từ 2,5 tuổi - 5 tuổi

Rất khó khăn để dỗ bé ngủ ngày vì cùng với sự phát triển về thể chất và tâm lý, trẻ độ tuổi này rất thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh nên nhu cầu ngủ ngày gần như biến mất. Phần lớn trẻ có thể tự ngủ vào ban đêm, tuy nhiên việc chuyển sang ngủ giường cũng có thể khiến một số trẻ cảm thấy khó chịu, nếu điều này diễn ra quá sớm, tuổi để trẻ chuyển sang ngủ giường là khoảng từ 2- 4 tuổi.

Tầm quan trọng giấc ngủ của trẻ

Theo BS Thanh Thủy, giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ nhỏ vì thời gian trẻ ngủ là lúc tế bào não phát triển nhiều nhất, các nghiên cứu đã cho thấy trong 3 năm đầu đời trẻ đã đạt được 80% lượng tế bào não cần thiết cho cả cuộc đời, đặc biệt trong 30 ngày đầu tiên sau sinh, trẻ đã có tới 80% lượng tế bào não so với 3 tháng tuổi.

Một điều quan trọng nữa là sự phát triển của tế bào não không lập lại lần thứ 2 trong đời, chính vì vậy giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Khi trẻ ngủ là lúc trẻ xử lý những thông tin tiếp nhận trong ngày, đây cũng là thời điểm trẻ sản xuất hormon tăng trưởng có ích cho sự phát triển của xương và cơ bắp.

Các bác sĩ Nhi khoa vẫn thường khuyên phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ có một giấc ngủ thẳng giấc bởi vì nếu rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, hay quấy khóc, cáu kỉnh vào ban ngày. Kéo dài tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi sau này khi trẻ đã trưởng thành.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật