Cần liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đại học Quốc gia TP HCM vừa phối hợp Chương trình Định cư con người Liên Hợp quốc (UN- Habitat) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hội thảo “Quy hoạch và liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.
Cần liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ kết nối và giúp 3 địa phương là TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 địa phương TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Tuy nhiên, phát triển kinh tế của các tỉnh bị trùng lắp không phát huy hết tiềm năng lợi thế của từng tỉnh và toàn vùng.

Về vấn đề quản lý, hiện nay chưa có thể chế quản lý và kiểm soát phát triển toàn vùng, cộng với nhiều trở ngại khác trong quá trình đầu tư phát triển khiến các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phát huy hết tiềm năng lợi thế.

Ông Lê Vĩnh Tân- Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: Việc đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương sẽ tạo thêm động lực mới cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển. Còn theo PGS.TS Phan Thanh Bình- Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, liên kết vùng sẽ giúp giảm áp lực về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị và năng lực cạnh tranh của toàn vùng.

Cũng nhấn mạnh đến vai trò liên kết trong phát triển vùng, bà Madhu Raghunath-  Đại diện WB cho rằng chìa khóa của sự phát triển là quy hoạch đô thị và liên kết vùng. Công tác này đảm bảo sử dụng các nguồn lực của vùng một cách hiệu quả.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu đề xuất, để liên kết các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khi quy hoạch phải có sự đồng bộ giữa từng địa phương với quy hoạch chung của vùng. Nhà nước cần kiểm soát sự phát triển và liên kết không gian toàn vùng. Chiến lược phát triển vùng đòi hỏi quá trình thực hiện dài hạn nhưng cần huy động đầu tư ngắn hạn…/.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật