Đổi mới sách giáo khoa: Tiêu 462 tỷ như thế nào?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Đề án đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận trình bày trước Quốc hội, đề án sẽ chỉ tiêu tốn 462 tỷ chứ không phải là 34.000 tỷ như con số từng làm dư luận xôn xao.

Theo đó, kinh phí tập huấn cho đội ngũ biên soạn, thẩm định chương trình, sách giáo khoa (bao gồm cả lực lượng biên soạn sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân đăng ký biên soạn sách giáo khoa) là 13,1 tỷ đồng; Xây dựng, thẩm định chương trình: 55,2 tỷ đồng; Biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới: 6,1 tỷ đồng; Thẩm định sách giáo khoa (dự kiến 04 bộ): 46,3 tỷ đồng; Nghiên cứu mô hình sách giáo khoa điện tử để từng bước biên soạn, thực nghiệm và sử dụng ở những nơi có đủ điều kiện: 10 tỷ đồng; Đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình: 7,7 tỷ đồng

 

Số tiền chi nhiều nhất là cho công tác biên soạn một bộ sách giáo khoa, dự kiến hết 321,6 tỷ đồng, trong đó: Biên soạn bộ đề cương sách giáo khoa (tổ chức trại viết, thù lao tác giả, thực nghiệm, trưng cầu ý kiến, thẩm định; tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa, phê duyệt): 34 tỷ đồng; Biên soạn 1 bộ sách giáo khoa (tổ chức trại viết, thù lao tác giả, thực nghiệm, trưng cầu ý kiến, thẩm định; tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa, biên tập, thẩm định, phê duyệt): 287,6 tỷ đồng

 

Dự kiến, số tiền chi cho biên soạn tài liệu phục vụ tập huấn giáo viên và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán cấp tỉnh về quy trình, kỹ thuật tập huấn qua Internet là 2,0 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số tiền được Bộ Giáo dục thay mặt Chính phủ chính thức trình Quốc hội chỉ là 462 tỷ thay vì con số "khủng" 34.000 tỷ mà lãnh đạo Bộ này đã thông tin trước đó.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật