Từ Phan Thanh Hậu đến Lê Công Vinh

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sự kiện tờ The Guardian (Anh) chọn tiền vệ trẻ Phan Thanh Hậu của đội U.19 Việt Nam vào danh sách 40 tài năng triển vọng của bóng đá thế giới khiến dư luận bất ngờ.
Từ Phan Thanh Hậu đến Lê Công Vinh
Tiền vệ Phan Thanh Hậu

So với các đàn anh tại đội U.19, Phan Thanh Hậu hoàn toàn không nổi bật thì tại sao một phóng viên nước ngoài lại có thể quan tâm?

Tại sao lại là Phan Thanh Hậu?

Theo tiết lộ của bầu Đức thì toàn bộ quá trình huấn luyện, đào tạo của Học viện HA.GL - ars‌enal JMG đều được lưu giữ bằng các con số chuyên môn và gởi sang Anh cho bộ phận thẩm định của ars‌enal. Ngay cả giáo án huấn luyện của HLV Graechen Guillaume cũng được duyệt từ trước. Vì lẽ đó, những nhân tố được chọn sang ars‌enal để kiểm tra năng lực không phải ngẫu nhiên mà phải bằng việc chứng minh qua các thống kê chuyên môn. Phan Thanh Hậu được báo The Guardian chọn dựa trên yếu tố này chứ không hẳn là qua các màn trình diễn trên sân cỏ.

Đây là cách làm khoa học của bóng đá hiện đại, nó không phụ thuộc vào những gì chúng ta nhìn thấy hoặc cách các cầu thủ chơi bóng trên sân. Các yếu tố đẹp mắt, đạo đức chỉ là phần phụ. Hiệu quả trong thi đấu được thể hiện qua tỷ lệ chuyền bóng, tần suất tham gia các pha bóng và thời gian di chuyển trên sân. Các công nghệ tối tân trên thế giới như hệ thống truyền hình libero hay biểu đồ nhiệt thi đấu đều phục vụ cho mục đích này. Tóm lại, việc đánh giá cầu thủ phải được thực hiện trên máy tính và Phan Thanh Hậu đã đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết để được chọn cho dù anh không hề nổi tiếng.

“Hiện tượng” Lê Công Vinh

Thời điểm Lê Công Vinh tỏa sáng, “thần đồng” Phạm Văn Quyến vẫn còn thi đấu và đến tận bây giờ, người ta vẫn xếp Văn Quyến cao hơn Công Vinh về năng lực.

Thế nhưng, trên thực tế, với bản hợp đồng mới nhất với Becamex Bình Dương, Lê Công Vinh đã trở thành cầu thủ có giá trị cao nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Các cuộc chuyển nhượng từ SLNA ra Hà Nội T&T, từ Hà Nội T&T sang CLB Hà Nội và bây giờ là từ SLNA sang Bình Dương đã đem về cho Công Vinh 30 tỷ đồng (chưa kể thời gian thi đấu ở Bồ Đào Nha, Nhật Bản).

Không có lối chơi khiến người ta phải trầm trồ như Văn Quyến trước đây hay thậm chí là Công Phượng của U.19 Việt Nam, nhưng Lê Công Vinh đã có một sự nghiệp đầy đặn, ổn định từ năm 17 tuổi đến nay. Trong 10 năm thi đấu chuyên nghiệp, Công Vinh đã có mọi thứ mơ ước của một cầu thủ với 3 lần đoạt Quả bóng vàng Việt Nam, là chân sút số 1 của lịch sử V-League, là cầu thủ Việt Nam duy nhất được chuyển nhượng ra nước ngoài, có đủ mọi danh hiệu quốc nội với CLB… Tất cả những điều đó đều đến từ nỗ lực tập luyện và thi đấu. Không bóng bẩy nhưng vô cùng hiệu quả. Không tỏa sáng rực rỡ nhưng luôn đóng góp tích cực cho mọi thành công của tập thể. Những gì mà Lê Công Vinh có chính là kết quả của một quá trình tập luyện và thi đấu khoa học, chuyên nghiệp chứ không đến từ những gì chúng ta thấy trên sân hay scandal ngoài đời sống.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật