Những tháng cuối năm: Doanh nghiệp vẫn gặp khó

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nền kinh tế đang cố chuyển động nhanh trong quý cuối của năm 2014 để phấn đấu đạt mục tục tiêu tăng trưởng 5,8%.Thời điểm này cũng là lúc nhìn lại tình hình kinh tế 3 quý đầu năm khó khăn thuận lợi những gì để đi tới.
Những tháng cuối năm: Doanh nghiệp vẫn gặp khó
Ảnh minh họa
Đầu tiên là kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, tính chung 9 tháng đầu năm 2014 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 109,6 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013. Nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi trên tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu. Nông nghiệp đã khắc phục được các tác động tiêu cực do thiên tai, dịch bệnh gây ra và đạt mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với năm trước. Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Điểm thứ 2 liên quan đến nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện 9 tháng ước đạt 833,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3%.
Nhưng nền kinh tế thật sự có đang mang gam màu hồng? Giới chuyên gia cho rằng, nền kinh tế trong thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Có tới 213.000 DN kê khai lỗ không phát sinh thuế thu nhập DN. 9 tháng đầu năm đã có tới hơn 70.000 DN giải thể tạm ngừng hoạt động. Số lượng DN kêu khó khăn, không tiếp cận được nguồn vốn vẫn không ngừng tăng theo thời gian.
Kỳ vọng để phá băng nợ xấu, khơi thông dòng tín dụng, giúp doanh nghiệp phục hồi đặt nặng lên vai Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VAMC và công cuộc cổ phần hóa doanh hóa DNNN. Song  số nợ xấu VAMC mua vào đang chậm lại và bán nợ lại rất chậm. Cụ thể, số nợ xấu bán ra đến nay mới đạt 1.400 tỷ đồng, quá nhỏ so với số nợ xấu VAMC mua vào và càng không thấm vào đâu so với tổng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng. VAMC được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp các ngân hàng làm sạch bảng cân đối tài sản, xả bớt nợ xấu để yên tâm cho vay. Thời gian đầu, ngân hàng ồ ạt bán nợ cho VAMC với rất nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, đến nay nợ xấu bán ra vẫn nằm im trong "kho” VAMC.
Báo cáo khảo sát các ngân hàng mới đây của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY) cũng cho thấy, dù có tới 76% ngân hàng đánh giá nợ xấu là vấn đề đáng ngại nhất với ngành ngân hàng, song các ngân hàng đều không quá ưu tiên bán tài sản cho VAMC. Sự thất bại của VAMC khiến cho việc dẫn dòng vốn ra nền kinh tế đang bị bế tắc.
Còn quá trình cổ phần hóa sắp xếp lại DNNN? Thoái vốn đầu tư ngoài ngành chậm so với mục tiêu kế hoạch, mới được 7.139 tỷ, chỉ bằng 28,8% tổng vốn đầu tư cần phải thoái, là 21.797 tỷ đồng. Quá trình thoái vốn, tái cơ cấu đang diễn ra quá chậm chạp, thậm chí TS Nguyễn Đình Cung, viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận xét "tái cơ cấu DNNN không chỉ rất hạn chế mà còn dường như chưa đúng hướng. Việc phân bổ nguồn lực nhà nước thiếu hiệu quả vẫn chưa được khắc phục”.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, những kết quả đạt được của nền kinh tế rất đáng khích lệ. Nhưng đã đến lúc kinh tế Việt Nam cần có những thay đổi cơ bản phù hợp với yêu cầu phát triển mới và đón nhận thêm những cơ hội mà hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng mang lại. Trong giai đoạn 2014- 2020, Việt Nam tiếp tục thức hiện mục tiêu tổng quát của nền kinh tế Việt Nam, duy trì và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy mạnh mẽ tốc độ tăng trưởng kinh tế tạo đà cho phát triển vững trong dài hạn.
Như vậy, nhìn chung hơn 2 tháng còn lại của năm 2014, nền kinh tế vẫn đối diện với nhiều thách thức.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật