Việt Nam có nên mua tiêm kích Kfir của Israel?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với giá rất rẻ mà sức tấn công mạnh mẽ, tiêm kích Kfir của Israel có thể là ứng viên sáng giá thay thế vai trò MiG-21 Việt Nam.
Việt Nam có nên mua tiêm kích Kfir của Israel?
MiG-21

Hiện nay, các máy bay tiêm kích phòng không MiG-21 của Việt Nam đang được cho về hưu sau thời gian rất dài sử dụng. Thay thế chúng tạm thời là các máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22 . Tuy loại máy bay này có thể đảm nhận vai trò phòng không nhưng chúng tồn tại những nhược điểm khó khắc phục trong không chiến, như tính cơ động kém, không có radar, khả năng mang vác vũ khí đối không hạn chế. Vì thế, Su-22 chỉ có thể coi là giải pháp tạm thời, về lâu dài Việt Nam cần có một loại tiêm kích phòng không mới.

Và mẫu tiêm kích đa năng hạng nhẹ Kfir do Công ty công nghiệp máy bay Israel (IAI) phát triển có thể là ứng viên phù hợp. Hiện nay, Việt Nam có mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Israel khá tốt. Vì vậy, nếu thực sự nếu muốn thì Việt Nam hoàn toàn có thể sở hữu được Kfir.Kfir (sư tử con) là mẫu máy bay tiêm kích đa năng, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết do IAI phát triển từ cuối những năm 1960 dựa trên mẫu Mirage 5 do Pháp sản xuất. Cơ bản thì nó sử dụng khung thân Mirage 5, nhưng trang bị động cơ mới và hệ thống điện tử hàng không do Israel phát triển. Trong ảnh, tiêm kích Kfir của Israel được trưng bày tại triển lãm hàng không Pháp 1977.Kfir hoạt động trong Không quân Israel từ năm 1975 tới cuối những năm 1990 thì chính thức nghỉ hưu. Tuy nhiên, nhiều chiếc Kfir còn hoạt động ở một vài quốc gia trên thế giới như Colombia, Ecuador, Sri Lanka. Mặc dù đa số các máy bay mà các nước này sở hữu đều là hàng cũ được tân trang lại nhưng chúng vẫn khá tốt và đáp ứng được yêu cầu chiến đấu. Chính vì là hàng cũ nên giá của chúng rất rẻ, chỉ khoảng 4,5 triệu USD/chiếc nhưng lại có khả năng tác chiến đối không, đối đất tốt.Gần đây nhất, vào tháng 2/2008, Colombia còn kí thỏa thuận với chính phủ Israel mua 24 chiếc Kfir được tân trang và nâng cấp lên chuẩn mới nhất TC.10 với radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 (tầm trinh sát 150km) và hiện đại hóa buồng lái (với 2 màn hình đa năng MFD).Kfir thiết kế với kiểu cánh tam giác kéo dài tới tận đuôi, không có cánh đuôi mà sử dụng kiểu cánh mũi. Máy bay có chiều dài 15,65m, sải cánh 8,21m, cao 4,55m, trọng lượng rỗng 7,28 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 14,67 tấn.Kfir được trang bị động cơ tuốc bin phản lực J-79-J1E do IAI Bedek chế tạo theo giấy phép của công ty General Electric (Mỹ). Tốc độ máy bay đạt được 2.440km/h, bán kính chiến đấu 768km, trần bay 17.680m, tốc độ leo cao 233m/s.Các máy bay Kfir được Israel nâng cấp cho khả năng tiếp dầu trên không, nhờ đó có thể tăng tầm bay.Về hỏa lực, Kfir được trang bị 2 pháo 30mm (140 viên/khẩu) và 9 giá treo mang tổng cộng 5,77 tấn vũ khí. Trong nhiệm vụ không đối không, Kfir có thể mang tên lửa không đối không họ Python do Israel chế tạo hoặc AIM-9 của Mỹ.Trong tác chiến đối đất, Kfir có thể mang tên lửa không đối đất tầm ngắn AGM-65 (Mỹ), các loại bom không điều khiển/có điều khiển do Mỹ, Israel sản xuất và rocket.Tóm lại, dù đã khá cũ nhưng nếu được nâng cấp với tiêu chuẩn mới, Kfir hoàn toàn có khả năng đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật