Kobani - trận đánh về hình ảnh giữa Mỹ và IS

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những đợt không kích dữ dội gần đây của Mỹ và đồng minh nhằm vào Nhà nước Hồi giáo tại Kobani, Syria không chỉ nhằm giành chiến thắng về mặt quân sự mà còn muốn đánh về mặt tuyên truyền.
Kobani - trận đánh về hình ảnh giữa Mỹ và IS
Khói bốc lên từ thị trấn Kobani, Syria, nơi hứng chịu nhiều đợt không kích nhằm vào IS của Mỹ và đồng minh.

Trị trấn Kobani của Syria, nằm sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nơi các chiến binh IS giao chiến với lực lượng người Kurd từ hồi tháng 9 đang là tâm điểm trong cuộc chiến tiêu diệt IS của Mỹ và đồng minh.

Tuần này, Mỹ đã thực hiện nhiều đợt không kích dữ dội vào Kobani. Trong khi đó, các cuộc tấn công ở những nơi khác tại Syria gần như đã dừng lại. Hoạt động quân sự của liên minh tại nước láng giềng Iraq cũng giảm đáng kể trong những ngày gần đây, một phần là do thời tiết xấu và tầm nhìn kém.

Lầu Năm Góc hôm 15/10 cho biết các đợt không kích do Mỹ dẫn đầu đã tiêu diệt "vài trăm" tay súng IS, và phiến quân Hồi giáo rút khỏi hầu hết các khu vực tại Kobani.

Tại sao Washington lại tăng cường không kích tại Kobani. Các quan chức Mỹ tuần trước chỉ ra rằng thị trấn có thể rơi vào tay IS khi lực lượng người Kurd liên tục lùi bước và không kích của liên minh chưa hiệu quả.

"Một trong những lý do có nhiều cuộc không kích ở đây là vì nhiều chiến binh IS đang tập hợp tại đó", Đô đốc John F. Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc cho biết hôm 15/10.

Tuy nhiên, theo Mark Urban, biên tập viên về ngoại giao và quốc phòng của BBC, cuộc chiến tại Kobani đã đưa đến cho IS một cơ hội chiến thắng lớn trên mặt trận tuyên truyền, do đó, Mỹ và đồng minh cần phải dập tắt lợi ích này của nhóm cực đoan.

Việc IS bao vây Kobani đã trở thành tâm điểm của truyền thông. "Mọi người đều nói về Kobani", Mustafa Alani, một nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu vùng Vịnh có trụ sở taị Geneva nhận định.

Các máy quay của các hãng tin được đặt ngay bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để trực tiếp cập nhật tình hình chiến sự. Liên Hợp Quốc tuần trước đã cảnh báo về một "thảm họa diệt chủng" nếu các chiến binh chiếm được thị trấn. Tổng thống Pháp Francois Hollande trong tuần này kêu gọi tất cả các quốc gia phải làm hết sức mình để cứu Kobani.

Các nhà phân tích cho rằng nếu IS chiếm được Kobani, nhóm cực đoan sẽ khoe khoang rằng chúng có thể đương đầu với sức mạnh quân sự của Washington. Theo Alani, hình ảnh của các chiến binh chống lại Mỹ sẽ giúp thu hút thêm tân binh và của cải cho IS. "Các thanh niên sẽ không tham gia vào một tổ chức yếu kém, dễ bị đánh bại", ông nói.

Washington Post cũng cho rằng việc liên minh do Mỹ dẫn đầu gia tăng các cuộc không kích tại Kobani không chỉ lật ngược tình thế chiến sự mà còn nhằm tìm kiếm chiến thắng trên mặt trận tuyên truyền.

Một quan chức cấp cao giấu tên cho biết việc lựa chọn mục tiêu tấn công không chỉ dựa trên mục đích quân sự thuần túy. "Một trong số những điều chúng tôi muốn thể hiện là IS không quá mạnh. Nhiều mũi nhọn của chúng là đánh về mặt tâm lý", ông nói.

"Chúng giống như một con cá mập, nếu nó không bơi, nó sẽ chìm ngay lập tức. Cách IS thể hiện chúng là một lực lượng hùng mạnh chính là cách nhóm cực đoan tuyển mộ các chiến binh nước ngoài, và thể hiện chúng là đội ngũ tiên phong của phong trào jihad toàn cầu", quan chức này nói.

IS thường khoe khoang về các cuộc đánh chiếm đất đai của mình trong các video và các tuyên bố trên mạng xã hội. Tuy nhiên, chúng đang giữ im lặng về cuộc chiến tại Kobani. Một số báo đã đưa ra những thông tin chưa được kiểm chứng rằng một vài chỉ huy cấp cao của IS đã bị tiêu diệt. Trong số những người này có tên lãnh đạo Abu Khattab al-Kurdi, xuất thân từ thị trấn Halabja, khu vực người Kurd sinh sống của Iraq, và Abu Mohammed al-Amriki, một người Chechnya được cho là đã sống ở Mỹ khoảng 10 năm trước khi đến tham chiến tại Syria.

Báo giới đã đưa ra nhiều hình ảnh về các cuộc không kích của Mỹ trong tuần này. "Tôi không muốn nói rằng chúng tôi thúc đẩy tấn công tại Kobani do chiến sự ở đây đang được ghi hình", vị quan chức cấp cao nói. "Nhưng tôi thừa nhận rằng chúng tôi đang muốn bào mòn hình ảnh của chúng, cho thấy rằng chúng không phải là lực lượng mạnh mẽ như vẫn huênh hoang", ông nói tiếp.

Một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng công nhận giá trị tuyên truyền của Kobani đối với IS nhưng nhấn mạnh rằng "chúng tôi không dội bom để làm chúng trông yếu đi, chúng tôi làm vậy để chúng thật sự suy yếu".

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5851
  1. Lầu Năm Góc thừa nhận thả nhầm vũ khí cho khủng bố
  2. Mỹ: IS là nhóm khủng bố giàu nhất thế giới
  3. Mỹ và đồng minh không kích tiêu diệt hơn 500 phiến quân IS tại Syria
  4. IS trở thành nhóm khủng bố có khối tài sản lớn nhất thế giới
  5. Mỹ, Iraq vạch kế hoạch tấn công trên bộ nhằm vào Hồi giáo cực đoan IS
  6. Mỹ đã chi 424 triệu USD cho cuộc chiến chống IS
  7. Mỹ thả vũ khí nhầm vào tay quân IS ở Syria
  8. Mỹ thả vũ khí nhầm vào tay quân IS ở gần thị trấn Kobane
  9. Anh cho phép máy bay do thám Syria
  10. Bước ngoặt mới trong cuộc chiến chống IS
  11. IS đẩy mạnh các cuộc tấn công tại Kobani
  12. Ngoại trưởng Nga: Ấn Độ có thể dùng vũ khí Nga để chống IS
  13. Mỹ chấp thuận bán 600 triệu USD đạn dược cho Iraq
  14. IS tấn công dữ dội thị trấn Kobani vào ban đêm
  15. Phiến quân IS thề chiếm bằng được thành phố chiến lược Kobane
  16. Nhà nước Hồi giáo tấn công dữ dội tại bắc Iraq
  17. Máy bay chiến đấu của quân IS nguy hiểm cỡ nào?
  18. EU hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới để giúp Kobane
  19. Iraq bác khả năng cho phép quân đội nước ngoài vào lãnh thổ
  20. Liên minh quốc tế đẩy mạnh cam kết chống IS
  21. Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cam kết đẩy mạnh chống phiến quân IS
  22. IS thay đổi chiến thuật tấn công thị trấn chiến lược
Video và Bài nổi bật