Dị hợm ‘văn hóa áo dài’ của ‘sao’

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Áo dài là biểu tượng của tâm hồn, văn hóa Việt và là quốc phục của phụ nữ Việt. Tuy nhiên, nó đã và đang bị một số sao làm cho biến dạng bởi lối cách tân thái quá.
Dị hợm ‘văn hóa áo dài’ của ‘sao’
Hoàng My mặc áo dài hở tứ phía

Điển hình là việc Hoa hậu Đông Nam Á Diệu Hân tung ra bộ sưu tập áo dài bị “cư dân mạng” gắn mác “thảm họa”. Bộ áo dài màu mè cùng lối trang điểm có phần lòe loẹt, kiểu tóc cầu kì không phù hợp với văn hóa Việt đã khiến Diệu Hân phải nhận vô số bình luận không hay từ cộng đồng.

Trước đó, Á hậu Trương Chi Trúc Diễm cũng khiến công chúng “giật mình” khi hóa thân thành mẹ Âu Cơ trong bộ trang phục khá cồng kềnh của nhà thiết kế Lê Long Dũng khi dự thi Miss Intertional 2011. Mặc dù được đánh giá độc đáo, mới lạ nhưng với thiết kế quá cầu kì, nặng nề, bộ trang phục khiến phần đông công chúng lắc đầu ngao ngán bởi mang đậm nét game thủ.

Lý Nhã Kỳ với bộ áo dài xuyên thấu và cắt phần của vòng một quá đà, Hoàng My mặc áo dài hở lưng táo bạo cũng từng bị chỉ trích dữ dội.

Mai Khôi luôn là người đẹp “biến tướng” áo dài nhiều nhất. Á hậu thế giới người Việt hở nội y với áo dài trong suốt. Thảo Trang du xuân với áo dài cắt xén và quần 5cm. Bộ áo dài cách tân khoe chân, khoe vòng một trong một show thời trang mà Ngọc Quyên thể hiện cũng phả‌ּn cả‌ּm không kém. Hiền Thục thì bị chỉ trích với kiểu áo dài lỡ cỡ kết hợp quần sooc và tất lưới “siêu gợi cảm”. Vẫn là chiếc áo dài truyền thống nhưng với chất liệu mỏng tang, lại khô‌ּng mặ‌ּc áo vòng một cùng những động tác, tư thế khó hiểu trong bộ ảnh “Áo dài khoe nét xuân thì”, Hoa hậu Mai Phương Thúy đã làm xấu đi hình ảnh của quốc phục Việt. “Cư dân mạng” cho rằng, những góc chụp này chỉ hợp với ảnh gợi cảm chứ mặc áo dài truyền thống thì chẳng khác nào làm vấy bẩn lên quốc phục.

Không chỉ các “sao” bóp méo hình ảnh áo dài, một bộ phận nữ sinh cũng ăn mặc phả‌ּn cả‌ּm không kém. Không ít cô gái sử dụng áo dài như một công cụ để thể hiện đường cong c‌ơ th‌ể phả‌ּn cả‌ּm bằng khai thác chất liệu mỏng manh. Đôi khi, các cô còn mặc đồ lót đen tuyền bên trong chiếc áo dài xuyên thấu đến trường học. Người khác thì biến tấu áo dài với chiếc cổ khoét sâu để lộ khuôn vòng một thiếu nữ. Có những nữ sinh mặc áo dài buộc túm hai vạt lại với nhau, phóng xe “đánh võng” trên đường.

Những hình ảnh khó nhìn này đang có dấu hiệu tăng đáng báo động. Đây cũng là chủ đề hót trên nhiều diễn đàn, không ít ý kiến bày tỏ sự quan ngại về cách hành xử với “văn hóa áo dài” của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ.

Không hở nhưng Khánh Thi vẫn bị soi rọi với áo dài xuyên thấu

Nhiều nhà thiết kế đương đại tiếp tục cuộc “chạy đua” với cải cách, cách  tân áo dài. Ý tưởng ngày càng nhiều hơn, sự táo bạo được nhân lên với những đường cắt, xẻ tân tiến. Không chỉ đổi mới về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, áo dài còn “đột phá” với những cách kết hợp trang phục như áo dài mặc với quần Jean, quần sooc, tất lưới.

Nhà thiết kế Cao Minh Tiến phê phán cách làm cho áo dài trở nên lai căng, phá vỡ kết cấu hoàn hảo vốn có của áo dài. Nhà thiết kế nhấn mạnh: “Việc làm mới, đem lại những dáng dấp mới cũng là điều đáng hoan nghênh, nhưng với tôi thì khác, tôi luôn muốn chú trọng vào cái hồn Việt trong tà áo dài, dù ở bất kỳ thời đại nào đi chăng nữa, cái hồn Việt đó là điều thiêng liêng, vô cùng quan trọng”.

Sự lai căng mà quanh đi quẩn lại chỉ thông qua việc cắt xén đã làm méo mó hình ảnh của tà áo dài, phô trương thân thể người mặc tạo nên sự phả‌ּn cả‌ּm, lố lăng. Áo dài chỉ đẹp khi nó kín đáo. Theo nhà thiết kế Minh Hạnh, để cách tân áo dài, “nhà thiết kế chỉ có tình yêu với cái áo dài thôi cũng chưa đủ” và “phải cần có nhiều hơn tình yêu để nhà thiết kế bước vào cuộc cải cách với áo dài”. Đó sẽ là bản lĩnh nghề nghiệp. Đó là sự hiểu biết, là nền tảng văn hóa cần thiết. Nhà thiết kế phải biết đặt tinh thần dân tộc lên cao nhất để chiếc áo dài luôn là vật thế có linh hồn”. Và dĩ nhiên, những cô gái khoác lên người bộ quốc phục cũng cần có “văn hóa áo dài”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật