Rắn độc bị giữ ở công an xã: Người bắt rắn không bị nguy hiểm là quá may mắn

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên quan đến vụ “Công an xã khổ vì giữ rắn khủng cực độc”, cán bộ kiểm lâm nhận định rắn này cực độc, dữ tợn nhưng không hiểu sao người dân lại bắt được dễ dàng. Bốn người bắt rắn không bị nguy hiểm là chuyện quá may mắn.
Rắn độc bị giữ ở công an xã: Người bắt rắn không bị nguy hiểm là quá may mắn
Vẫn chưa ai lý giải được vì sao con rắn cực độc này lại bị bắt khớp mỏ dễ dàng

Ngày 14.10, Hạt Kiểm lâm liên hiệp Tam Nông-Tân Hồng (Đồng Tháp) cho biết ngành kiểm lâm đã chuyển con rắn hổ mang chúa nặng hơn 6,3kg dài hơn 3m về Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang).

Trước đó ngày 9.10, con rắn này bị nhóm người ở ấp K9, xã Phú Đức, H.Tam Nông đánh bất tỉnh và họ đã chuyển con rắn đến giao cho Công an xã Phú Đức.

Theo ông Lê Hoàng Tấn, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm liên huyện Tam Nông- Đồng Tháp, con rắn trên bị người dân dùng cọng sắt đâm xuyên qua miệng đề phòng rắn cắn hay phun độc.

Rắn được giữ tại trụ sở Công an xã 5 ngày 4 đêm. Dù rắn không ăn uống được do bị khớp mỏ nhưng thể trạng rất tốt. Với các vết thương này khi chuyển về Trại rắn Đồng Tâm sẽ không lo ngại rắn bị ốm chết hay mất sức vì nơi đây có nhiều người rất giỏi trong việc xử lý các vết thương của rắn.

Cũng theo một cán bộ kiểm lâm, huyện Tam Nông có Vườn Quốc gia Tràm Chim với rừng tràm rộng lớn là nơi sinh sống của rùa, chim trời, cá, các loài rắn. Tuy nhiên do rắn hổ mang chúa cực độc và quý hiếm nên không thể nào thả vào Vườn Quốc gia Tràm Chim vì lo ngại con rắn này sẽ săn các loài chim trời và các loài rắn, cá khác… Điều đáng lo ngại là khả năng rắn bò lạc vào nhà người dân, gây nguy hiểm cho người và vật. Ngoài ra môi trường sống nơi đây không thích hợp cho rắn hổ mang chúa, nơi chúng ở phải là đồng cỏ, đồi núi…

Trước đây ngành kiểm lâm tỉnh cũng cứu hộ một cá thể rắn hổ mang chúa và thả vào Vườn Quốc gia Tràm Chim nhưng sau đó không phát hiện được cá thể này nữa.

Theo ông Tấn, rắn hổ mang chúa là loài rắn cực hiếm có tên trong Sách đỏ, nằm trong nhóm 1B, nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cao. Vì thế bắt rắn này là vi phạm; nếu ngành chức năng phát hiện nuôi nhốt, mua bán… sẽ phạt tiền rất nặng. Nhưng điều hết sức kỳ lạ là rắn này cực độc, dữ tợn nhưng không hiểu sao lại bị người dân bắt được dễ dàng. Ông Tấn cho biết, 4 người bắt rắn này không bị nguy hiểm là chuyện quá may mắn. Còn chuyện vì sao vùng này xuất hiện loài rắn quý hiếm thì đến nay ngành chức năng và người dân vẫn chưa lý giải được.

Anh Mai Thiên Tâm, người tham gia bắt rắn cho biết lúc gặp rắn, nhóm của anh gồm 4 người không biết đó là rắn cực độc nên vây lại đánh bất tỉnh. Đập rắn xong, nhóm anh Tâm đã lấy cọng sắt xuyên miệng rắn khép chặt hàm lại.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật