Nghi án đường dây in đô la giả “được bôi rất trơn”

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thái Lan bị xem là nguồn cung ứng đồng USD giả số 1 Đông Nam Á, theo ghi nhận của hãng tin Reuters và được báo Bangkok Post đăng lại ngày 13.10. Có khả năng sĩ quan quân đội Thái Lan tham gia một đường dây in tiền đô la giả “được bôi rất trơn”.
Nghi án đường dây in đô la giả “được bôi rất trơn”
Tướng Preth khoe chiến lợi phẩm tịch thu 7,16 triệu USD giả

Thông tin này tiếp sau một vụ tịch thu một khoản tiền đô-la Mỹ giả lớn nhất Đông Nam Á từ 10 năm nay, và là vụ tịch thu lớn nhất ở Campuchia.

Thiếu tướng Sar Theth chỉ là cảnh sát trưởng thành phố Battambang (miền tây Campuchia) nhưng gần đây, người dân gọi ông là “Ông 7 triệu đô”.

Vì ngày 19.9, quân của ông bám theo 3 người đàn ông Thái trên một xe tải nhỏ vừa qua chốt biên phòng giáp Thái Lan. Khi xe dừng ở quận Phnom Proek, cảnh sát liền yêu cầu khám xét, và họ tìm thấy 3 thùng các-tông chứa số tiền 7,16 triệu USD giả. Các tờ tiền giả này có mệnh giá 100 USD.

Tướng Theth cho biết: “Nếu tôi nhắm mắt lại và sờ chúng, tôi sẽ không biết đó là tiền giả”.

Tướng Preth với các tờ USD giả Sĩ quan hải quân in tiền giả ?

Sự dính líu của quân đội Thái Lan-3 người bị bắt là cựu và đương kim sĩ quan hải quân hoàng gia-có thể làm Thủ tướng Prayut Chan-o-cha bị bẽ mặt. Từ sau cuộc đảo chính ngày 22.5, ông Prayuth đã hứa sẽ xóa sạch các tổ chức tội phạm.

Người phát ngôn hải quân hoàng gia Thái Lan, chuẩn đô đốc Kan Deeubol xác nhận với Reuters: 3 người bị bắt ở Campuchia là cựu và đương kim sĩ quan của lực lượng.

Tướng Theth nói họ bị bắt, sau khi đang ráng đổi tiền giả với một “đối tác” Campuchia, thực chất là một “đặc tình” của cảnh sát Campuchia.

Tướng Theth cho biết đại úy hải quân Chamras Pongsart, 52 tuổi, đã được thả ngày 21.9 vì “Ông ấy không dính líu”.

Theo báo giới Thái Lan, hai người còn lại vẫn bị giam là thiếu úy hải quân Pramote Raisiri, 48 tuổi, và Kittithamet Meethekulsawat, 47 tuổi, đã xuất ngũ trước khi xảy ra vụ bắt giữ-tịch thu.

Hai nghi can này bị buộc tội tàng trữ và vận chuyển tiền giả, nếu bị kết tội có thể lãnh từ 5 đến 20 năm tù. Luật sư của họ nói họ không làm gì sai trái. Hải quân Thái Lan nói họ chờ có kết luận điều tra mới quyết định xử lý vụ này.

Tiền USD giả bị cảnh sát Campuchia tịch thu Theo báo Bangkok Post, Cục mật vụ S.S Mỹ (ngoài việc bảo vệ tổng thống Mỹ còn điều tra tội phạm tài chính khắp thế giới) thì vụ tịch thu tiền giả “khủng” này chỉ ra một đường dây in tiền giả được “bôi rất trơn” ở Thái Lan, nơi đã tịch thu những khoản tiền giả giống hệt.

Theo S.S, Mỹ đang có hơn 1.000 tỉ USD lưu thông toàn cầu, trong đó ¾ là ngoài Mỹ. Do đồng đô-la được xem là “tiền chung của thế giới”, việc truy bắt nơi in tiền giả là cần thiết để bảo đảm độ tín cậy của đồng USD.

Theo đặc vụ S.S Kevin Traylor ở Sứ quán Mỹ tại Bangkok nói với Reuters, trong 1.000 tỉ USD nói trên, có 2,5 tỉ USD là tiền giả (tỷ lệ 1 %).

“Những nhân tài” tiền giảTại Nam Mỹ, nơi nạn buôn lậu m‌a tú‌y và in tiền giả thường bắt tay nhau, chẳng thiếu những vụ tịch thu tiền giả số lượng lớn. Hồi tháng 6, S.S Mỹ giúp cảnh sát Peru bắt một nghi can in tiền giả cùng 4, 5 triệu USD giả.

Nhưng những vụ tịch thu này rất hiếm ở Đông Nam Á. Vụ tịch thu ở Campuchia có thể chỉ ra rằng đang có sự bùng phát in tiền giả, cùng sự phối hợp tốt hơn giữa cảnh sát địa phương với S.S Mỹ.

Đối với S.S, việc tịch thu tiền giả chỉ là nhiệm vụ thứ nhì, còn nhiệm vụ số 1 là tìm ra được nơi in tiền giả và đóng cửa nơi này.

Loại mực in đặc biệt và giấy in mà Bộ Tài chính Mỹ dùng để in các loại tiền USD được kiểm soát rất chặt. Điều này giúp xóa nạn in offset tiền giả ở Mỹ, nơi bọn in tiền giả dựa cậy vào các biện pháp như photocopy màu hoặc in phun.

Nhưng in offset-hình ảnh thấm mực được đúc thành khuôn, đưa lên miếng nhựa rồi lên giấy in-vẫn được áp dụng ngoài Mỹ, để in ra tờ tiền giả có kết quả rất thuyết phục và in số lượng lớn. Quy trình này cần có mực và máy in đắt tiền, cùng các nghệ nhân khéo tay.

Đặc vụ Traylor nói: “Bạn cần người có tài để làm việc này. Và thời gian. Số tiền 7,16 triệu USD giả có thể mất 2 tháng thực hiện”.

“Campuchia là chợ tiền giả mới”

Ông đến Battambang để chứng kiến vụ tịch thu số tiền 7,16 triệu USD giả, nói khoảng 1 triệu USD tiền giả đã bị tịch thu ở Thái Lan và một người đã bị bắt để điều tra.

Traylor nói: “Đây là một tờ tiền bắt đầu được in số lượng lớn và cuộc điều tra của chúng tôi đã chỉ ra nguồn gốc của chúng là ở Thái Lan. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực xác định nơi in tiền giả này”.

Năm 2013, với sự hỗ trợ của S.S, cảnh sát Thái Lan thực hiện 67 vụ bắt giữ, tịch thu 3,7 triệu USD giả.

Nhưng năm 2015, số vụ bắt giữ đã là 76 và tịch thu 5,6 triệu USD giả, không kể vụ tịch thu ở Campuchia.

Đặc vụ Traylor cũng nói bọn tội phạm in tiền giả ở Thái Lan rất có tổ chức, dính líu với các đường dây khác. Những cuộc điều tra đã phá vỡ hoạt động của chúng khiến chúng phải “dùng Campuchia làm chợ mới”, vì đồng USD được sử dụng phổ biến ở Campuchia.

Nhưng tướng Theth nói không thể nào chuyển quá nhiều tiền giả vào chợ đen đầy tiền giả của Campuchia. Ông bảo ngay cả nông dân cũng nhận thấy số tiền 7,16 triệu USD là đáng ngờ, thì đừng nói chi đến ngân hàng hoặc chủ các buồng đổi tiền.

Bà Chi Kimcheav, 47 tuổi, chủ một buồng đổi tiền ở chợ Battambang, cho biết kinh nghiệm phân biệt tiền giả của bà: chỉ cần sờ tay vào tờ tiền, nếu cảm thấy giấy chất lượng kém thì đó là tiền giả.

“Tôi làm nghề này nhiều năm nay, nên nếu ai đưa tôi tiền giả, tôi biết liền”, bà nói.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật