Mỹ sẽ đưa bộ binh tham chiến chống IS như thế nào?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Obama sắp hết nhiệm kỳ, đã không còn thời gian để đưa bộ binh đánh IS. Trong khi cục diện chiến trường cho thấy rất cần bộ binh tham chiến.
Mỹ sẽ đưa bộ binh tham chiến chống IS như thế nào?
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dàn quân ở bên kia biên giới

Yêu cầu cấp thiết trên thực địa

Ngày 10/10/2014, Lầu Năm Góc báo công khi đưa ra thông tin những cuộc không kích của người Mỹ đã cứu nguy cho thị trấn Kobane, biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ thoát khỏi bàn tay của Nhà nước Hồi giáo IS. “Cùng với sự phản công của các chiến binh người Kurd dưới sự yểm trợ của không lực Hoa Kỳ, IS bắt đầu bị chặn đứng và đẩy lùi ra vùng ven của thị trấn” – người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của mặt trận này, bởi vòng vây mà IS thiết lập vẫn đang từng ngày siết chặt Kobane, trong khi những người bị bao vây bên trong đang chiến đấu đến những viên đạn cuối cùng. Và theo những gì mà các phóng viên chiến trường của phương Tây nhận định, thì người Kurd chuẩn bị đối phó với IS bằng… tay không!

Kobane là một cứ điểm mang tính chiến lược, bởi nếu chiếm được thị trấn này, IS sẽ làm chủ một dải đất rộng lớn tiếp giáp giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, tạo thành bàn đạp để mở rộng quy mô cuộc chiến với các lực lượng đối kháng ở Syria, hoặc đánh thông sangThổ Nhĩ Kỳ, cánh cửa mở vào châu Âu.

Khói bốc lên từ chiến trường Kobane

Thị trấn Kobane đang ngàn cân treo sợi tóc, yêu cầu cấp thiết đặt ra cần có một lực lượng bộ binh đủ mạnh cứu nguy cho những người Kurd đang chiến đấu ở thị trấn này. Mỹ và liên quân chống khủ‌ng b‌ố mong mỏi nhất là sự tham chiến của Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc Mỹ gấp rút điều động quân đội của họ đang đóng ở các căn cứ trên đất Thổ Nhĩ Kỳ hay các căn cứ của NATO ở châu Âu.

Sức ép từ cộng đồng người Kurd ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt trong lòng những quốc gia đồng minh với Mỹ cũng là một yếu tố khiến Washington phải đau đầu. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, những cuộc biểu tình của người Kurd yêu cầu chính phủ tham chiến đã biến thành bạo động. Hàng nghìn người Kurd ở Pháp, Anh, Đức cũng đã bắt đầu biểu tình kêu gọi chính phủ có những hành động thiết thực hơn.

Liên Hợp Quốc cũng phát đi những cảnh báo đầy quan ngại về việc sẽ có thảm họa nhân đạo nếu IS chiếm được Kobane: hàng trăm người Kurd đang kẹt lại, cùng với những chiến binh sẽ rơi vào cảnh tàn sát tập thể, buôn bán n‌ô l‌ệ, lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc nếu Kobane thất thủ…

Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối tham chiến. Tất cả những yếu tố đó vẫn xoay quanh vấn đề quen thuộc: Mỹ có gửi bộ binh vào Trung Đông hay không, và họ có đủ quyết tâm cũng như điều kiện để thực hiện một chiến dịch bộ binh khác tại đây?

Thế bí của Tổng thống Obama

Không phải Mỹ không muốn gửi bộ binh, việc triển khai vài ngàn quân đến cứu Kobane nếu muốn, Mỹ có thể làm trong một hai ngày, thậm chí chỉ vài giờ. Bởi Lầu Năm Góc hay NATO đều tự tin có thể điều binh đến bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ trong thời gian vài tiếng đồng hồ, như những gì Tổng thư ký NATO đã tuyên bố cách đây vài ngày.

Tuy nhiên, dù có khao khát đưa bộ binh vào tham chiến chống IS trên thực địa nhưng ông Obama sẽ rất khó xoay sở trước Quốc hội Mỹ để đạt được mục đích này. Mặt khác, tham chiến với bộ binh, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến tốn kém về tiền bạc và chấp nhận thương vong với chính binh sỹ của mình và chắc chắn phải đối mặt với làn sóng phản đối từ chính nhân dân Mỹ. Vì vậy, việc đưa bộ binh vào cuộc chiến này là một quyết định mang tính tối quan trọng và đầy khó khăn với ông Obama, một vị Tổng thống đã sắp hết nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Ngoài ra, đường lối của vị Tổng thống này luôn được duy trì theo hướng kết thúc mọi cuộc chiến ở nước ngoài, rút hết quân đội đang tham chiến ở hải ngoại. Trong những năm nắm quyền của mình, ông Obama đã đưa được quân lính đồn trú ở Iraq, Afghanishtan trở về đất nước. Việc đưa bộ binh quay lại Trung Đông mâu thuẫn hoàn toàn với quan điểm của vị Tổng thống từng đạt giải Nobel Hòa bình này.

Tuy nhiên, không có bộ binh, bài toán chống IS càng thêm rối rắm. Chưa kể đến việc không chấm dứt sớm cuộc chiến này, những nguy cơ về an ninh càng thêm đe dọa nước Mỹ. Bản thân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định ngày 11/10 rằng cuộc chiến chống IS sẽ không thể kết thúc một sớm một chiều và chỉ không kích thì sẽ không hiệu quả.

Có thể ngầm hiểu thông tin mà ông Hagel nói cho thấy thông điệp, không có bộ binh tham gia, nước Mỹ và liên minh chống khủ‌ng b‌ố IS sẽ khó có cơ may chiến thắng. Nói cách khác, số tiền trung bình 1 tỷ USD mỗi tháng phải chi để phục vụ các hành động không kích sẽ đổ sông đổ bể.

Nước Mỹ giải quyết vấn đề bộ binh thế nào?

Trước đề bài mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặt ra như vậy, Washington buộc phải toan tính một cách đầy thực dụng, sao cho bằng cách này cách khác, vẫn có bộ binh tham chiến, chỉ có điều đó không phải là lính Mỹ.

Nhiều ngày nay, liên tiếp những thông tin về việc liên quân Mỹ bắt đầu huấn luyện quân sự cho người Kurd ở Syria, Iraq. Washington cũng đã liên hệ với Thổ Nhĩ Kỳ để mượn những doanh trại của quốc gia này làm nơi huấn luyện. Nước Anh ngày 11/10 đã công bố những hình ảnh huấn luyện chiến binh chống IS, theo đó, các chiến binh này được tập huấn cách sử dụng vũ khí hạng nặng và chiến thuật quân đội.

Chiến đấu cơ của Mỹ lên đường không kích IS

Pháp, Đức, Australia cùng một số quốc gia châu Âu khác liên tiếp viện trợ vũ khí sát thương bao gồm súng cá nhân, vũ khí hạng nặng cho lực lượng người Kurd và quân đội Iraq. Từ đó có thể thấy, phương Tây đang biến những người Trung Đông trở thành lực lượng bộ binh chủ lực trên chiến trường.

Phương pháp thứ hai, Mỹ không ngừng kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc, các nước Anh, Pháp và một số thành viên NATO khác cũng có lời nhờ cậy. Quả thực, bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm thay đổi cục diện ở Kobane, thậm chí là Syria, nhưng nếu tham chiến, quốc gia này bỗng nhiên trở thành kẻ giơ đầu chịu báng.

Và tất nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đủ thông minh để không làm điều này. Một khía cạnh khác, đó là sự can thiệp của Iran. Dù Syria và Iraq đang có những chế độ thân hữu với Tehran, tuy nhiên, chính quyền của quốc gia Hồi giáo cấp tiến này chưa có một động thái nào cho thấy họ sẽ tham chiến để bảo vệ quyền lợi đồng minh của mình.

Có thể thấy, Mỹ và những đồng minh phương Tây của họ đang nỗ lực thực hiện chiêu bài “quyết chiến tới người Trung Đông cuối cùng.” Nhưng bản thân những người Trung Đông dễ dàng đoán ra ý đồ của nước Mỹ.

Về lý mà nói, cuộc Thánh chiến Hồi giáo do IS phát động với mục tiêu đầu tiên là nhằm vào những kẻ dị giáo là dòng Hồi giáo Shiite hay người Kurd thân châu Âu và phương Tây, thực chất nó là cuộc đối đầu Đông-Tây.

Nhưng nếu không có sự dàn dựng từ bàn tay của Washington, sẽ không hề có một Nhà nước Hồi giáo IS hùng mạnh hay sự phát triển của các tổ chức Hồi giáo cực đoan với quy mô toàn thế giới như hiện nay, nó khiến cho chính những kẻ bằng cách này hay cách khác tạo dựng ra nó phải bất ngờ.


Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5812
  1. IS hành quyết nhà báo người Kurd Muhanad Akidi
  2. Thổ Nhĩ Kỳ dội bom chiến binh người Kurd
  3. Mỹ “đốt” trung bình nửa triệu USD chỉ để phá hủy một xe tải của IS
  4. Mỹ và liên quân cần một kế hoạch chiến lược trong cuộc chiến chống IS
  5. IS tung video quay cảnh ‘khổ luyện’ chiến đấu
  6. Thổ Nhĩ Kỳ bác thông tin cho Mỹ mượn căn cứ không quân để đánh IS
  7. Phiến quân IS tấn công Anbar, buộc 180.000 người dân phải đi sơ tán
  8. Đức và Saudi Arabia kêu gọi chiến lược toàn diện chống IS
  9. Những nữ chiến binh khiến IS khiếp sợ
  10. Phiến quân tuyển nữ sinh Malaysia tham gia thánh chiến ở Syria
  11. IS hoàn toàn kiểm soát một thành phố nữa ở miền Tây Iraq
  12. Chống IS có thể là “cuộc chiến không nhân chứng”
  13. IS tuyên bố mục đích bắt thiếu nữ nô lệ tình dục
  14. Mỹ điều trực thăng Apache ngăn IS chiếm sân bay Baghdad
  15. IS siết chặt Kobani nhưng Thổ Nhĩ Kỳ thờ ơ, vì sao?
  16. Mỹ huy động trực thăng tấn công Apache để bảo vệ Baghdad
  17. Phiến quân Hồi giáo tiết lộ lý do lạm dụng tình dục
  18. IS siết chặt vòng vây Kobani, Liên quân tìm cách đối phó
  19. Nhà báo bị IS giam giữ lo sợ mình sắp bị hành quyết
  20. Mỹ tăng nguồn tiếp viện cho quân đội Iraq chống IS
  21. Tướng Demsy:Cố vấn quân sự Mỹ có thể đóng vai trò trực tiếp hơn ở Iraq
Video và Bài nổi bật