“Vòi” bị nghẹt

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ nhỏ, cái “vòi tích” của cháu đã bị nghẹt, không thông thoáng như của mấy bạn. Đến năm lớp 9 “nó” vẫn chưa chịu “mở” ra.
“Vòi” bị nghẹt
Ảnh minh họa

Bạn bè khuyên th‌ּủ dâ‌ּm nhiều sẽ khỏi, nhưng cháu chỉ thấy đau rát. Cháu không dám nói với bố mẹ và cũng ngại đến bệnh viện. Cháu chẳng biết phải làm thế nào...

Sự cố ở cái “vòi tích” của cháu được gọi là hẹp bao quy đầu (da quy đầu không kéo xuống được ngay cả khi cươ‌ּng cứn‌ּg). Bao da quy đầu là một cấu trúc bọc bên ngoài cơ quan sin‌ּh dụ‌ּc nam, mặt trong lớp da này có những tuyến tiết ra dịch nhờn, khi tích tụ sẽ tạo ra một lớp dịch đặc màu trắng như phô mai. Đây chính là nơi “cư trú” của các loại mầm bệnh, vì thế, mỗi lần tắm rửa, cần lộn ra để làm vệ sinh cho sạch sẽ.

Hẹp bao quy đầu sẽ cản trở sự phát triển bình thường của “vòi tích”: đầu dươ‌ּng vậ‌ּt bị bao quy đầu bó chặt, không nhận được các kíc‌h thí‌ch từ thế giới bên ngoài, làm “cậu bé” không “lớn lên khỏe mạnh” được, hoặc phát triển bị lệch lạc, ảnh hưởng đến kích thước cũng như kho‌ái cả‌m tình dục. Do bị “nhốt” kỹ trong “tháp ngà” nên thần kinh niêm mạc quy đầu nhạ‌y cả‌m quá mức, dễ gặp phải các trở ngại chức năng sin‌ּh l‌ּý nam giới (xuấ‌ּt tin‌ּh sớm, đau khi cươ‌ּng cứn‌ּg và khi quan hệ). Ngoài ra, người hẹp bao quy đầu sau này dễ làm cho vợ mắc bệnh phụ khoa: cặn bẩn tích tụ ở dưới lớp da bao quy đầu thông qua hoạt động tìn‌ּh dụ‌ּc sẽ thâm nhập vào âm đạo nữ giới, gây viêm lộ tuyến cổ tử cung, đe dọa khả năng thụ thai của phụ nữ.

Cháu hãy mạnh dạn đến phòng khám chuyên khoa để giải quyết dứt điểm “một lần cho mãi mãi”. Cắt bao quy đầu chỉ là một tiểu phẫu đơn giản, nhưng cần được thực hiện theo từng bước.

Thủ thuật kéo dài chưa đến nửa giờ, không cần nhập viện, thường hồi phục sau một tuần đến mười ngày. Sau một tháng, cháu sẽ bình thường như bao người khác.

Sau khi “cắt bì”, sẽ có cơn đau nhẹ và bầm tím ở vết thương, cháu sẽ được uống thuốc giảm đau, vết khâu dùng chỉ tự tiêu nên không cần cắt chỉ.

Cần chăm sóc vết thương sạch sẽ và khô ráo, khi đi tiểu cần cẩn thận tránh làm ướt gạc.

Nếu “cậu bé” thỉnh thoảng “vô kỷ luật”, nhấp nhổm “đứng lên”, hãy dùng một tay giữ vết thương, tay kia “xoa đầu” để “cậu bé”… “ngồi xuống” bằng cách dùng lực vê quy đầu, khiến dươ‌ּng vậ‌ּt hết cương. Nếu vết thương rỉ máu, có thể áp bao ni lông chứa cục nước đá vào để cầm máu, nếu chảy nhiều máu, nên đến bác sĩ kiểm tra.

Chuẩn bị nhiều quầ‌n ló‌t để thay, có thể mua loại dùng một lần vì trong quá trình hồi phục các dịch tiết có thể chảy nhiều, nếu không thay thường xuyên dễ dẫn tới viêm nhiễm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật