Vì sao nhiều người Mỹ trốn đến Triều Tiên?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người thì băng mình qua dòng sông giá lạnh, giữ chặt một cuốn kinh thánh. Người thì lén trốn trong bộ dạng say xỉn. Một số binh sĩ Mỹ tìm cách vượt qua những bãi mìn.
Vì sao nhiều người Mỹ trốn đến Triều Tiên?
Công dân Mỹ Matthew Miller
Từ trước tới nay đã có nhiều người Mỹ tìm cách vượt biên trái phép vào Triều Tiên, quốc gia bí ẩn luôn coi Washington là kẻ thù. Điều này quả là khó hiểu, trái ngược với thực tế hàng chục nghìn người Triều Tiên muốn liều mình vượt ra khỏi biên giới quốc gia trong tuyệt vọng.

Tối ngày 16.9, một công dân Mỹ đã cố gắng bơi qua con sông ngăn cách Triều Tiên và Hàn Quốc với hy vọng gặp được Chủ tịch Kim Jong-un, báo chí địa phương đưa tin. Trước đó, hôm 14/9, một thanh niên Mỹ vào Triều Tiên với tư cách khách du lịch nhưng sau đó xé bỏ thị thực đã lĩnh án 6 năm lao động khổ sai vì các tội danh xâm nhập trái phép vào quốc gia bí ẩn này để do thám.

Đối với một số người Mỹ, trốn được vào Triều Tiên là một việc rất phấn khích. Đôi khi, động lực của họ mang tính tôn giáo. Nhưng cũng có trường hợp bất mãn với Mỹ và tin rằng mọi thứ sẽ khác đi tại một đất nước dường như đang ở cực đối diện.
Theo giới phân tích, đó là các vấn đề mang tính cá nhân hoặc tâm thần - hoặc đơn giản là một người hành động theo ý tưởng rất tồi tệ.
Dù lý do là gì thì những người Mỹ bị bắt giữ ở Triều Tiên - với 3 người hiện bị giam trong tù - đang mang lại nhiều rắc rối cho Washington. Mỹ sẽ phải quyết định liệu có nên để mặc cho công dân của mình héo mòn ở Triều Tiên, hay nên mang lại cho Bình Nhưỡng một chiến thắng tuyên truyền bằng cách cử đặc phái viên tới đàm phán tự do cho họ.
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, một số lính Mỹ - với vài người trong họ biết rất ít về cuộc sống ở Triều Tiên - đã lén đi qua Vùng Phi quân sự và sau đó xuất hiện trong các bộ phim tuyên truyền của chính quyền Bình Nhưỡng.
Charles Robert Jenkins, quê ở Bắc Carolina, đã bỏ tiền đồn của mình ở Hàn Quốc năm 1965 và chỉ được phép rời Triều Tiên tới Nhật Bản vào năm 2004. Các binh sĩ đào tẩu khác gặp phải vấn đề trong đơn vị của mình hoặc bất hòa với gia đình ở nhà. Một người còn bị một nữ điệp vụ Triều Tiên dụ lừa sang nước này.
Trong nhiều thập niên sau chiến tranh, một số người Mỹ ấp ủ trong mình "ảo vọng Triều Tiên là một thiên đường xã hội chủ nghĩa", theo John Delury - một chuyên gia châu Á tại Đại học Yonsei ở Seoul. Đối với không ít người thì "đó là một nước bị xem là cấm vào" nên rất hấp dẫn kiểu người muốn phá vỡ các quy tắc xã hội.
Tôn giáo cũng là một động lực. Việc phân phát kinh thánh và thực hiện các lễ cầu nguyện bí mật ở đất nước này đồng nghĩa với án tù hoặc án tử.
Với một cuốn kinh thánh trong tay, nhà truyền giáo Mỹ Robert Park lẻn sang Triều Tiên trong dịp Giáng sinh năm 2009 để lôi kéo sự chú ý vào tình trạng lạ‌m dụn‌g nhân quyền và kêu gọi lãnh đạo Triều Tiên lúc đó, Kim Jong-il, từ chức. Park bị trục xuất khỏi Triều Tiên vào tháng 2/2010 và kể rằng ông đã bị tr‌a tấ‌n.
Năm 2010, cựu Tổng thống Jimmy Carter tới Triều Tiên để thương lượng tự do cho công dân Mỹ Aijalon Gomes đang bị giam giữ theo bản án 8 năm lao động khổ sai vì vượt biên trái phép từ Trung Quốc vào Triều Tiên.

Đối với Bình Nhưỡng, có được một quan chức cấp cao Mỹ hoặc một vị cựu Tổng thống tới nước này là một thắng lợi tuyên truyền rất lớn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật