Cha tôi

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhận được điện ba mất tôi vội vã về quê, nhưng khi về đến nhà thì ba tôi đã an táng xong. Nhìn di ảnh của ba trên bia mộ lòng tôi đứt từng khúc ruột.
Cha tôi
Ảnh minh họa

Nếu ngày đó không có sự cương quyết của ba thì hôm nay cuộc sống của tôi không biết sẽ như thế nào.

Ngày đó gia đình tôi cũng chẳng khá giả gì, ba tôi là một giáo viên trường làng, đồng lương giáo chức thời đó nghèo lắm. Mẹ tôi là công nhân vệ sinh, tôi là con gái lớn nhất trong nhà, sau tôi còn có hai em đang đi học. Lo cho các con có cái ăn ba mẹ tôi đã bở hơi tai rồi còn nói chi đến việc học hành.
Lúc đó tôi đang học lớp 9, định nghỉ học ở nhà phụ với ba mẹ để cho các em ăn học vì đôi lúc mẹ tôi thường nói: "Con gái học làm gì cho nhiều, lấy chồng là xong”.
Như đoán được ý nghĩ của tôi, ba nói: "Của cải thì ba mẹ không có để cho các con, điều mà ba mẹ có thể đó là cho con đi học cái chữ. Cái chữ nó cứu các con thoát khỏi cái khổ, cái lạc hậu. Cái chữ sẽ chắp cánh cho các con bay cao, bay xa đi khắp bốn phương trời. Việc các con muốn đậu lại đâu thì tùy các con tự chọn lựa. Nhưng có điều cha dặn, quê hương là nguồn cội, dù có thành đạt như thế nào cũng không thể quên nơi sinh ra mình. Nghe ba nói nước mắt tôi ứa ra tôi cảm động trước tấm lòng của ông. Cũng chính từ đó trở đi tôi không còn có ý định bỏ học nữa, mà càng ngày càng chăm chỉ học tập hơn và cuối cùng tôi cũng đỗ vào đại học sư phạm. Khi tôi ra trường thì bạn bè cùng trang lứa đã có con tay bồng, tay dắt rồi, nhìn thấy đứa nào cũng già trước tuổi. Tuy đường chồng con của tôi có muộn hơn những bạn bè ở quê một chút, nhưng bù lại tôi có một cuộc sống ổn định không phải bươn chải kiếm sống vất vả. Các con tôi học hành thành đạt.
Giờ đây ngồi bên nấm mộ của ba tôi thầm cảm ơn ba đã hy sinh cả cuộc đời vì con cái, cho đến khi lìa trần ba vẫn là một nhà giáo thanh tao.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật