Ngón nghề ‘gái bao’ ở Vũng Tàu (Kỳ 1)

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nghề gái bao là sự lựa chọn của nhiều cô gái ăn chơi, đua đòi, thích hưởng thụ đang trở thành mối lo của xã hội. Và cái giá phải trả của nó thì chưa ai biết trước.
Ngón nghề ‘gái bao’ ở Vũng Tàu (Kỳ 1)
Ngón nghề 'gái bao' ở Vũng Tàu (Ảnh minh họa)

Kỳ 1: Cuộc trò chuyện thâm nhập nghề ’gái bao’

9h sáng thứ bảy, chiếc Toyota Sienna do Lâm cầm lái, chở tôi, Vĩnh và Cường (tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi) dừng lại trước một căn nhà ba tầng cửa sắt đóng kín nằm trên đại lộ Võ Văn Kiệt, quận 1, TP.HCM. Móc chiếc điện thoại trong túi áo, Vĩnh bấm phím số, sau đó vài giây cậu ta nói: “Tụi anh đến rối, mấy em xuống đi”. Quay sang tôi, Vĩnh dặn: “Bác có hỏi thì hỏi cho khéo và nếu lên báo thì bác viết sao để đừng bể ra, mấy đứa nó biết, tụi em mất mối giải sầu”.

Tôi quen Vĩnh – rồi qua Vĩnh tôi quen Lâm, Cường trong lần đi viết bài về hiện tượng một số nữ sinh viên chơi nhiều hơn học. Mỗi khi túng thiếu, họ mượn xe bạn bè, người quen – thậm chí cả với “bạn trai” rồi đem ra tiệm sửa xe, trao đổi linh kiện “din” bằng linh kiện “dỏm”, kiếm tiền chênh lệch. Trong 3 người, Vĩnh là chủ sạp hàng ở chợ Tân Thành, quận 5, buôn bán phụ tùng xe gắn máy, Lâm là đại lý vỏ ruột ôtô, còn Cường là thợ “độ” xe: một chiếc Dream II tồi tàn, cũ nát vào tay cậu ta thì chỉ khoảng 1 tháng sau, ngay chính chủ nhân của nó cũng không thể biết chiếc xe mới keng, bóng bẩy, có hình dáng như chiếc Raider ấy đã từng là xe của mình!.

Thế rồi tuần trước, Vĩnh mời tôi đi uống cà phê. Ngồi chừng 20’ và sau khi đọc xong một bài báo mạng, Vĩnh văng tục: “Cha nào viết cái này chỉ toàn nghe hơi nồi chõ, thêm mắm thêm muối”. Tôi hỏi bài gì vậy? Vĩnh đáp: “Gái bao”.

Rồi Vĩnh đưa tôi cái Ipad. Lúc đọc hết, tôi hỏi Vĩnh: “Sao cậu biết là thêm mắm thêm muối?”. Vĩnh lắc đầu: “Gái bao đâu phải như vậy. Nếu bác muốn biết, thứ bảy này ra Vũng Tàu chơi với tụi em, Chủ nhật về, em sẽ kêu mấy đứa “gái bao” đi cùng để bác… tâm sự!”. Tôi gật: “Nhưng kêu cho các cậu thôi, còn tôi thì khỏi”. Tưởng tôi suy nghĩ chuyện chi phí, Vĩnh xua tay: “bác yên tâm, tụi em lo hết”. Tôi nói: “Không phải vấn đề tiền bạc đâu, mà Vũng Tàu người quen mình nhiều lắm. Nếu họ tình cờ thấy mình đi với một “em” đáng tuổi con cháu thì do tế nhị, có thể họ sẽ làm lơ như không biết, nhưng trong lòng họ nghĩ mình chẳng ra gì”. Vĩnh phân vân: “Tụi em mướn 4 phòng khách sạn, mỗi người một phòng với một em. Chẳng lẽ lại để bác nằm một mình?”. Tôi cười: “Không sao. Miễn là cậu tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc, trò chuyện với mấy “em” đó là coi như hoàn thành nhiệm vụ”.

Một cô gái trong nghề gái bao

Theo lời Vĩnh, nhóm gái bao mà cậu rủ đi, người lớn tuổi nhất cũng chưa quá 23, tất cả đều được “bao” bởi những đại gia khác nhưng các cô thỉnh thoảng vẫn “đánh lẻ” để tăng thêm thu nhập: “Ăn ở nhậu nhẹt tụi em chịu, khi về đưa mỗi cô 2 triệu đồng, nói chung “bao”  mỗi ngày một triệu”. Vẫn theo lời Vĩnh thì với mấy ông “muối nhiều hơn tiêu” hoặc tóc trên đầu lắm chỗ đã “di dời giải tỏa”, các cô hét còn cao hơn nữa: 1.5 triệu, thậm chí 2 triệu/ngày. Tôi hỏi sao lạ vậy, già rồi “làm ăn” đâu bằng trẻ? Vĩnh cười: “Tụi nó biết tâm lý mấy ông già thừa tiền lắm của, đi chơi chỉ thích gái tơ nên tụi nó làm giá. Hơn nữa hết thời gian “bao” thì đường ai nấy biến, không đeo bám lằng nhằng vì đa số đàn ông khi ăn vụng, họ rất ngại xảy ra chuyện các cô này nhắn tin thương nhớ, mai điện thoại hẹn hò, mốt than nghèo kể khổ, vòi vĩnh xin tiền”.

Câu chuyện giữa tôi và Vĩnh ngắt quãng vì ngay lúc đó, cánh cửa sắt kêu ken két rồi 3 cô “gái bao” va ly túi xách lỉnh kỉnh xuất hiện, có cô mặc váy ngắn đến nửa đùi và cũng có cô quần short, áo sơ mi, mặt mày cô nào cô nấy phấn son rực rỡ. Bật ghế lên, Cường kéo một cô vào băng sau, Vĩnh cùng một cô ngồi băng giữa với tôi, cô còn lại ngồi cạnh Lâm ở phía trước.

Xe nổ máy, Vĩnh mau mắn chỉ vào tôi giới thiệu: “Đây là bác Dũ, ông anh lớn của tụi anh – Vĩnh phát âm tiếng miền Nam từ V thành D (trước đó Vĩnh đã dặn Lâm, Cường chỉ gọi tôi là Dũ) – Còn đây là Liễu, Ngọc, Phương, bạn tụi em”. Cô ngồi cạnh Vĩnh tên Ngọc nhìn tôi: “Ủa, ông anh mà sao kêu bằng bác?” rồi cô quay sang Vĩnh: “Ảnh có “đào” chưa? Nếu chưa em gọi thêm đứa nữa”. Tôi nói: “Anh là người Bắc, bác là cách gọi theo lối miền Bắc, cũng có nghĩa là anh. Mấy em cứ tự nhiên, khỏi rủ thêm ai. Anh ra Vũng Tàu có công chuyện nên đi nhờ xe Vĩnh”.

Gái “bao” là một hiện tượng của xã hội hiện đại và rất khó xác định là nó đã có từ bao giờ. Theo ông Quyền – một người bạn vong niên của tôi – trước tháng 4 – 1975 làm việc tại Nha Xã hội thuộc chính quyền Sài Gòn thì: “Hồi đó cũng đã có gái bao, phần lớn là những cô vũ nữ làm trong những snack bar – là nơi bán rượu, bia, nước ngọt, thức ăn nhẹ, có kèm theo nhảy nhót – sau này thường gọi tắt là “quán bar”. Họ được một số tướng, tá, quan chức trong chính quyền Sài Gòn hoặc những thương gia giàu có “bao” trọn gói về cuộc sống, nghĩa là thuê nhà cho ở riêng – thậm chí có cô còn được tặng cả căn nhà, hàng tháng chu cấp một số tiền nào đó. Đổi lại, cô vũ nữa đó chỉ thuộc về riêng một mình người “bao” mà thôi. Cũng có lắm “gái bao” vốn là nhân viên sở mỹ, được lính tráng, quan chức Mỹ “bao” theo kiểu đổi tiền lấy tình”. Ông Quyền nói tiếp: “Anh làm báo chắc anh cũng biết chuyện vũ nữ Cẩm Nh. Bị tạt axit. Đó là hậu quả của “nghề gái bao”.

Sau năm 1975, vì nhiều lý do, hiện tượng gái bao biến mất. Đến khi đất nước đổi mới, nền kinh tế ngày một khởi sắc, gió lạnh lẫn gió độc tràn vào, quán nhậu, quán bia ôm, karaoke ôm mọc ra như nấm sau cơn mưa rào, thì “gái bao” cũng theo đó ngoi lên. Phần lớn họ là những người có nhan sắc, thậm chí lắm cô đẹp chẳng kém gì hoa hậu ,còn nghề nghiệp thì có cô là tiế‌p viê‌n nhà hàng, quán bar, có cô là nhân viên văn phòng, là thợ gội đầu, hớt tóc, là sinh viên… Nhưng dù làm nghề gì chăng nữa, hầu hết “gái bao” đều có cùng một mẫu số chung: Đó là số tiền kiếm được không đủ cho những nhu cầu về quần áo, trang sức, xe cộ, ăn chơi, hưởng thụ nên đã chấp nhận “trao thân” cho một người đàn ông giàu có nào đó, bất kể tuổi tác, Cũng có cô vì hoàn cảnh nên đành nhắm mắt làm gái bao để kiếm tiền giúp đỡ gia đình, nhưng số này chỉ đếm trên đầu ngón tay.

(Còn nữa)

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật