Bác sĩ ‘bó tay’ với những mánh khóe ‘đẻ thuê’

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người được thuê sinh con, họ khai tên của người thuê. Khi sinh con xong đứa trẻ chính thức trở thành con của người thuê mà không ai phát hiện ra.
Bác sĩ ‘bó tay’ với những mánh khóe ‘đẻ thuê’
Bác sĩ 'bó tay' với những mánh khóe 'đẻ thuê'

Cơ cực cảnh thuê người sinh con

Với tình trạng vô sinh ngày càng nhiều, vợ chồng hiếm muộn hay đơn giản là không muốn trực tiếp sinh con để giữ vóc dáng thì nhu cầu mang thai hộ, nhu cầu thuê đẻ ngày một nhiều lên.

Pháp Luật về hôn nhân và gia đình đến nay đã có quy định nới lỏng việc mang thai hộ. Quy định chưa thực sự đi vào thực tế nhưng những “giao dịch” ngầm vẫn tồn tại và việc đẻ thuê, mang thai hộ vẫn xảy ra.

Có mặt tại trung tâm hỗ trợ sức khỏe Sinh sản bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhiều người phụ nữ rơi vào hoàn cảnh không thể mang thai được vì các bệnh lý như không có trứng, bị cắt bỏ tử cung và các bệnh lý khác. Họ mòn mỏi mong có đứa con ruột do chính mình sinh ra. Nhưng thực sự để tìm được người đồng ý mang thai hộ với họ cũng khó khăn trăm bề.

Chị Nguyễn Ngọc Ng. trú tại Duy Tiên, Hà Nam cầm cuốn sổ khám bệnh trên tay, nét mặt buồn rầu. Chị Ng. kể chị bị bệnh lý co tử cung nên không thể tự mang thai. Đã 4 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.

Năm ngoái, vợ chồng chị vào hẳn Sài Gòn, tốn cả trăm triệu cũng không tìm nổi mụn con. Chị Ng. đang có ý muốn nhờ người mang thai hộ nhưng nói đến mang thai hộ, người trong họ không ai đồng ý. Ai cũng sợ mang nặng đẻ đau không nỡ giao con lại nên thành ra lần nào trộn phôi rồi chị cũng không tìm được người chịu giúp.

Chị Ng. hi vọng lần này tới kiểm tra sức khỏe lần cuối nếu trứng còn "đẹp" thì vợ chồng chị sẽ tự nhờ người mang thai hộ để có được đứa con ruột của mình.

Còn câu chuyện của chị Hoàng Thị Mai L. trú tại Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội may mắn hơn. Chị L. bị bệnh tim không thể mang thai nhưng vợ chồng chị muốn có thêm một cháu nữa. Sau khi tìm hiểu điều kiện nhờ người mang thai, chị L. đã quyết định nhờ một cô gái làm cùng công ty.

Gia đình chị L. có điều kiện nên từ năm 2011 chị L. đã sang Thái Lan nhờ người mang thai hộ. Sau khi làm các thủ tục bơm phôi vào buồng tử cung của người mang giúp, chị L. đưa cô gái giúp mình về nhà chăm sóc. Chị L. chia sẻ "bí quyết" của việc sinh con thuận buồm, xuôi gió.

Ngày sinh con, chị đưa vào bệnh viện lấy tên của chị làm thủ tục sinh đẻ. Sau đó cầm giấy chứng sinh về nhà làm khai sinh cho con không gặp một trắc trở nào. Đến nay, người lạ, thậm chí tất cả bạn bè xa đều không biết đứa trẻ không phải do chị sinh ra.

Nhiều mánh "đẻ thuê" bác sĩ cũng chịu

Nói đến vấn đề đẻ thuê, TS Lê Hoài Chương - Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết hiện nay xiết chặt nạn đẻ thuê là khó. Khi đến bệnh viện đẻ nếu người ta cố tình làm sai bác sĩ cũng chịu.

Thực tế, có những sản phụ đưa đến viện trong tình trạng cấp cứu và họ khai tên là người này, người kia để "khớp" giấy tờ. Khi ra viện, phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh viện chỉ xuất giấy như trong lời khai của bệnh nhân. Trong trường hợp phải sử dụng bảo hiểm y tế thì nhân viên của bệnh viện mới kiểm tra đầy đủ giấy tờ.

Người đưa vào cấp cứu, bác sĩ không được kén chọn họ khai như thế nào thì mình phải làm như thế.

"Đúng là, nhiều người cố tình đẻ thuê họ khai khớp với tên người thuê hoặc người muốn xin con về làm con nuôi để giảm gọn thủ tục hành chính thì không ai quản lý được điều đó. Chuyện này cũng có thể xảy ra việc buôn bán trẻ em.

Ví dụ người sinh con không muốn nuôi con, họ tìm được người nuôi và hứa trả một khoản tiền. Họ sẽ khai tên của người nuôi và làm giấy chứng sinh như tên đã khai. Có lẽ vì thế, nhiều người cho rằng có hiện tượng các bác sĩ giúp đỡ cho nạn buôn bán trẻ sơ sinh và đẻ thuê hiện nay".

Còn Phó Giáo sư Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết có nhiều cách để người bệnh cố tình lách luật đưa ra các mánh khóe. Ví dụ như tình trạng mua bán trứng hiện nay. Pháp Luật cấm nhưng vẫn xuất hiện giao dịch ngầm từ bên ngoài.

Khi người ta vào viện làm thủ tục họ khai là chị em hay người thân, xin hiến trứng thì bệnh viện không có cớ gì từ chối. Đẻ thuê cũng như thế, nếu cấm người ta tìm cách "phá rào".

Đến năm 2015, luật cho phép mang thai hộ, PGS Tiến hi vọng mọi điều sẽ trở nên gọn gẽ hơn tránh được cảnh mất tiền ra nước ngoài thuê người sinh con rồi lại phức tạp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật