Người Việt ăn ruốc xúc bằng xẻng hót rác, nhậu với nộ‌i tạn‌g đầy phân

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ruốc xúc bằng xẻng hót rác, chó tung tăng dẫm lên; nộ‌i tạn‌g đầy phân ngâm hó‌a chấ‌t ’quăng’ vào luộc, “phù phép” Ensure lậu, hết hạn sử dụng,.. là những thông tin an toàn thực phẩm gây xôn xao dư luận trong tuần.
Người Việt ăn ruốc xúc bằng xẻng hót rác, nhậu với nộ‌i tạn‌g đầy phân
nộ‌i tạn‌g đầy phân ngâm hó‌a chấ‌t 'quăng' vào luộc

Xã Tam Đa (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) từng là kho tái chế bì lợn, nộ‌i tạn‌g lợn lớn nhất miền Bắc. Hầu hết bì lợn, nộ‌i tạn‌g lợn ở khắp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định đều được tuồn về đây để tái chế trước khi chuyển sang Trung Quốc hoặc vào các làng nghề làm bóng bì, nem chua và tuồn ra thị trường...

Những năm gần đây, do mức độ ô nhiễm quá nghiêm trọng nên nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ phải đóng cửa. Bây giờ, ở Tam Đa chỉ còn lại hai lò sản xuất lớn nhất, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cùng đóng ở thôn Thọ Đức. Một cơ sở chuyên chế biến nộ‌i tạn‌g lợn, một cơ sở tái chế da lợn làm nem và bóng bì.

Trong xưởng Đông Loan, trên nền xin măng rộng chừng 100 m2, khoảng 20 người, cả đàn ông lẫn phụ nữ, chân đi ủng, mặt bịt khẩu trang kín mít đang quần quật xử lý đống nộ‌i tạn‌g lợn chất cao như núi. Người luộc, người vớt, người tách, người đóng hộp... Mùi phân lợn lẫn mùi nộ‌i tạn‌g thối ngùn ngụt bốc lên, xộc vào mũi khiến tôi tiếp tục phải nôn mửa. Quy trình tái chế nộ‌i tạn‌g thối thực sự rất rùng rợn. nộ‌i tạn‌g lợn bầy nhầy trộn lẫn với phân chỉ được rửa qua bằng nguồn nước nhờ nhờ rồi vứt vào những chiếc chảo ngâm có chứa hó‌a chấ‌t khử mùi. Ngâm chừng dăm phút thì vớt quăng sang chảo luộc.

Luộc xong, đám đàn ông lực lưỡng dùng vợt vớt ra ném lại sàn xi măng để những người phụ nữ tiếp tục công đoạn làm trắng. Những người này dùng hó‌a chấ‌t từ các thùng nhựa trộn lẫn với nước sủi bọt trắng xóa rồi ngâm nộ‌i tạn‌g lợn vào. Chỉ trong vòng vài phút, những mớ nộ‌i tạn‌g lợn có màu thâm thẫm xanh đột nhiên trắng muốt, săn chắc. Để một lúc, đống nộ‌i tạn‌g được đóng thùng cho vào kho đông lạnh bảo quản.

Ruốc xúc bằng xẻng hót rác, chó tung tăng dẫm lên

Trưa ngày 1/10, Đoàn Kiểm tra liên ngành phòng chống dịch gia súc, gia cầm huyện Bình Chánh (TP HCM) bất ngờ kiểm tra tại địa chỉ F7/1C ấp 6 (hẻm đường Vĩnh Lộc), xã Vĩnh Lộc B phát hiện tại đây đang tổ chức sản xuất chà bông (ruốc) quy mô lớn nhưng không có giấy phép và điều kiện vệ sinh cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đây là lò chuyên sản xuất chà bông gà bỏ mối cho các điểm bán xôi, bánh mì, bánh ngọt trên địa bàn huyện Bình Chánh và Bình Tân. Mỗi ngày cơ sở cho ra lò khoảng 100 kg thành phẩm.

Chủ cơ sở là bà Đỗ Thị Tân (SN 1984) cho biết tùy theo đặt hàng mà cơ sở sản xuất cho ra các giá bán khác nhau nhưng không quá 100.000 đồng/kg. Dù quy trình sản xuất rất mất vệ sinh nhưng thành phẩm lại có màu rất bắt mắt.

Ghi nhận tại hiện trường, la liệt thành phẩm và bán thành phẩm được để trong khay dưới nền nhà mặc cho chó tự nhiên qua lại. Cơ sở còn sử dụng dụng cụ hốt rác để xúc bột trộn vào chà bông.

Đáng chú ý khi đoàn kiểm tra đang làm việc phía trước thì chủ lò âm thầm chỉ đạo nhân viên và người nhà tẩu táng tang vật, tuồn cả chục bịch chà bông bằng cửa sau rồi đem giấu dưới lùm cây bên hông nhà.

Tang vật thu giữ gồm 1.102 kg sản phẩm các loại, trong đó có 817 kg chà bông thành phẩm để kiểm dịch lại nhưng chủ cơ sở đã tự nguyện đem tiêu hủy tại bãi rác Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

Tại đây, cơ quan chức năng cũng phát hiện chất cấm tại khu vực sản xuất của cơ sở này. Đó là chất Sodium Cyclamate (đường hóa học, chất cấm dùng trong thực phẩm) xuất xứ từ Trung Quốc nhằm tạo vị ngọt giả cho thực phẩm, rẻ tiền nhưng lại rất độc hại, có khả năng gây ung thư với người sử dụng.

Thương lái bơm nước vào heo, kiếm thêm mỗi con 200.000 đồng

Theo giới kinh doanh heo, hiện thịt bán trên thị trường thời gian gần đây chiếm khoảng 80%-90%. Tức người tiêu dùng khó có thể mua được thịt heo sạch. Nạn bơm nước heo hiện nay có thể nói là phổ biến. Heo sau khi thu gom tại các trại, họ sẽ tập kết về một điểm nào đó để thực hiện bơm nước từ 3-4 lần, làm tăng trọng lượng khoảng 5 kg. Heo vận chuyển trên đường sẽ được bơm nước từ 2-3 lần (nếu bơm nhiều heo sẽ chết trên đường vận chuyển), tăng trọng khoảng 3 kg.

Để “cạnh tranh”, các thương lái ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai “bắt tay” vào việc trang bị công nghệ bơm nước. Tình trạng bơm nước hiện nay không còn đơn lẻ nữa mà đã trở nên phổ biến, phần lớn các lái heo đều tham gia bơm nước để cung cấp cho thị trường TP.HCM.

Heo được lái thu gom từ trại chăn nuôi, hộ gia đình được tập kết về “lán”, vựa tập trung ở khu vực Trảng Bom, Long Thành (Đồng Nai) và vùng giáp ranh Biên Hòa và Long Thành để tổ chức bơm nước. Một số lái khác không có vựa thì tổ chức bơm nước dọc đường bằng cách bơm ngay trên xe tải. Heo bơm nước sẽ được đưa về các lò giết mổ ở TP.HCM để tổ chức giết mổ.

Được biết, có gần chục lái heo ở miền Tây lên TP.HCM để tổ chức giết mổ heo. Ban đầu, họ thu mua heo ở miền Đông về

TP.HCM thuê lái gia công giết mổ tại các lò. Chỉ sau vài ba tháng họ đứng ra thuê luôn ô trong các lò ở TP.HCM để tổ chức giết mổ heo bơm nước. Giới kinh doanh heo cho rằng tình trạng heo bơm nước hiện nay rất phổ biến, cơ quan chức năng, thú y TP.HCM đều biết nhưng không hiểu vì lý do gì mà vẫn chưa được xử lý nghiêm.

Công nghệ “phù phép” Ensure lậu, hết hạn sử dụng

Ngày 27/9, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa bắt quả tang đối tượng Trần Bảo Thiện (27 tuổi, trú tại Điện Biên Phủ, TP. Huế) đang vận chuyển gần 500 lon sữa Ensure mà không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Khám xét tại nhà riêng của Thiện tại số 37/10 Thiên Thai, phường Thủy Xuân, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế), lực lượng công an còn phát hiện đối tượng Thiện có hành vi gian lận nhãn hàng hóa, lừa dối người tiêu dùng bằng cách đánh tráo nhãn mác hàng hóa. thủ đoạn mà đối tượng Thiện làm là mua các lô hàng sữa Ensure có nhãn màu cam về nhà, sau đó bóc tách nhãn màu cam ra rồi dán nhãn màu xanh giả vào.

Ngoài ra, Thiện còn đánh tráo nhãn chai sữa Ensure bằng nhãn sữa Pediasure với mục đích bán ra thị trường với giá cao hơn để thu lợi nhuận.

Tại nhà của đối tượng Thiện, lực lượng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường đã tịch thu 700 nhãn mác sữa lon Ensure màu xanh, 120 sữa chai Pediasure màu xanh, 900 lon sữa Ensure đã dán nhãn màu xanh chuẩn bị đi tiêu thụ và một máy ép dùng để dán nhãn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật