Thái Nguyên: Hàng Việt về miền núi, nông thôn phù hợp với nhu cầu

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong 5 năm 2009 - 2014, Sở Công Thương Thái Nguyên triển khai chương trình “Đưa hàng Việt về miền núi, nông thôn” đã có 22 phiên chợ, 500 lượt doanh nghiệp tham gia, thu hút hơn 200.000 lượt khách hàng…
Thái Nguyên: Hàng Việt về miền núi, nông thôn phù hợp với nhu cầu
Hàng Việt tiếp cận thị trường miền núi

Ông Đinh Khắc Hiển - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên - đánh giá: Sau 5 năm thực hiện Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Các doanh nghiệp (DN), nhà sản xuất, kinh doanh đã nhận thức đầy đủ, sâu sắc về trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế đất nước, từ đó, dần phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh trong chiến lược chiếm lĩnh thị trường trong nước, từng bước tham gia thị trường quốc tế. Qua đó, đẩy mạnh cải tiến công nghệ sản xuất ra đời các sản phẩm tốt, giá thành hợp lý, tạo niềm tin với người tiêu dùng, khai thông thị trường nông thôn, miền núi… Về phía người tiêu dùng, đặc biệt với khu vực nông thôn, miền núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận và sử dụng sản phẩm thiết yếu có chất lượng cao, cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn…

Theo ông Đinh Khắc Hiển, đã có nhiều hoạt động của các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn triển khai thực hiện hiệu quả CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; là “cầu nối” hữu hiệu để hàng hóa của các DN đến với người tiêu dùng. Nổi bật là các phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi, nông thôn” do ngành Công Thương mà trực tiếp là Trung tâm Xúc tiến thương mại tổ chức. Mục tiêu của chương trình là tạo điều kiện cho người dân nông thôn, miền núi được tiếp cận với các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, phong phú về chủng loại, bảo đảm về chất lượng, có giá bán thấp hơn hoặc bằng giá trị trường, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân, bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội; tạo cơ hội cho DN sản xuất, kinh doanh tiếp cận với thị trường nông thôn, miền núi, từ đó xây dựng mạng lưới kênh phân phối, mở rộng thị trường; phối hợp tuyên truyền, vận động từng bước hình thành văn hóa tiêu dùng, mua sắm hàng hóa trong nước của người dân.

5 năm qua, Sở Công Thương Thái Nguyên đã triển khai 22 phiên chợ, với 500 lượt DN tham gia, doanh số bán hàng của các đơn vị đạt trên 16 tỷ đồng, thu hút hơn 200.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm. Qua các phiên chợ của chương trình, đã có trên 20 DN kết nối được với các cửa hàng bán lẻ, mở rộng mạng lưới cung ứng hàng hóa, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, tiếp cận thị trường tại khu vực nông thôn, miền núi của địa phương. Đến nay, chương trình “Đưa hàng Việt về miền núi, nông thôn tỉnh Thái Nguyên” đã được phê duyệt nằm trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia…

Qua thực tế triển khai chương trình thời gian qua, ngành Công Thương Thái Nguyên đã chỉ ra những tồn tại, như: sức cạnh tranh của nhiều DN Việt còn hạn chế, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Các DN mặc dù rất tích cực tham gia chương trình nhưng phần lớn đều chưa có kinh nghiệm, chỉ quan tâm đến doanh số bán hàng mà chưa chú trọng nhiều tới công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, thương hiệu…

Sở Công Thương Thái Nguyên kiến nghị việc cấp kinh phí giúp các DN tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn cần hỗ trợ theo số lượng DN thực tế, đồng thời thay đổi mức hỗ trợ phù hợp hơn…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật