Dệt may và “bài toán” xuất xứ trong TPP

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dệt may VN muốn được hưởng thuế suất TPP thì nguyên liệu phải có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia TPP hoặc ít nhất phải được kéo thành sợi, dệt, nhuộm tại VN. Trong khi đó, đây đang là những điểm yếu cốt lõi của ngành dệt may VN.
Dệt may và “bài toán” xuất xứ trong TPP
Ảnh minh họa

Trong đàm phán TPP, các thành viên đã đề nghị quy tắc xuất xứ rất chặt chẽ với ngành dệt may, tức là hàng dệt may XK của VN phải tuân thủ xuất xứ “từ sợi trở đi”, tức là từ sợi, vải, cắt, may tại các nước TPP.

Thách thức

Khi đó sản phẩm dệt may mới hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Cụ thể, để xác định liệu hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia thành viên có đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ hàng hóa hay không, họ có thể tiến hành xác minh yêu cầu thông tin từ nhà nhập khẩu. Thậm chí yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản cho nhà XK hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của quốc gia thành viên khác, yêu cầu nhà nhập khẩu sắp xếp cho nhà sản xuất hoặc nhà XK cung cấp thông tin trực tiếp cho nước thành viên tiến hành việc xác minh hay đến khảo sát tận cơ sở của nhà sản xuất, nhà xuất khẩu trong lãnh thổ của thành viên khác… Nếu phát hiện nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa, nước đó có quyền từ chối không cho hàng hóa nhập khẩu được hưởng mức thuế ưu đãi TPP.

Điều đáng nói là có tới 70% nguyên liệu vải hiện DN VN đang phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Chắc chắn, với quy tắc xuất xứ theo TPP sẽ buộc các DNVN phải tìm đối tác khác thay thế cho việc nhập sợi và vải từ Trung Quốc bởi Trung Quốc không phải là thành viên TPP.

Làm thế nào ?

Đại diện Vinatex cho biết, song song với việc đẩy mạnh sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, VN đang đẩy mạnh việc phối hợp với các DN trong khối ASEAN và một số DN trong nước chủ động đặt những đơn hàng có tính chiến lược dài hơi để tạo sự ổn định cho nguồn nguyên phụ liệu.

Theo Vinatex, 3 giải pháp mà dệt may đang theo đuổi để tự chủ nguyên liệu là cơ chế chính sách của Nhà nước về phát triển các khu công nghiệp tập trung được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Theo đó, quy hoạch dệt may theo vùng, lãnh thổ được phân bố ở 7 khu vực với những định hướng chính.Bên cạnh đó, Nhà nước phải định hướng cho các DN dệt may trong nước phối hợp với các DN đầu tư nước ngoài để tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài và bản thân các DN trong nước phải chủ động được trong việc phát triển công nghệ quản trị để đảm bảo các sản phẩm trong nước đầu tư được đúng hướng.

Ngoài ra, xây dựng các bản đồ quy hoạch dệt may, danh mục các dự án khuyến khích đầu tư một cách chi tiết hơn; khuyến khích đầu tư xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung đảm bảo các điều kiện hạ tầng về điện, cấp nước, xử lý nước thải, đáp ứng các yêu cầu về môi trường và nguồn lao động có khả năng được đào tạo.. Theo Vinatex, vấn đề mang tính cốt lõi là các chính sách phải có tính xuyên suốt giúp tạo ra động lực để khuyến khích được các DN trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng.

Ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Vinatex khẳng định, trên cơ sở tiếp cận các quan điểm đàm phán về quy tắc xuất xứ cũng như tỷ lệ nguyên liệu sản xuất trong TPP, ngành dệt may đang chuẩn bị thêm các yếu tố cho sản xuất nguyên liệu, đến nay, đã có thể chủ động trong sản xuất sợi. Nếu TPP có quy tắc xuất xứ từ sợi thì VN có đủ nguồn sợi trong nước phục vụ cho dệt để nâng cao tỷ trọng nguyên liệu may mặc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật