Nghị lực của chàng trai ngày ngày chạy trốn cha B.H vẫn đỗ 2 trường đại học

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gương mặt héo úa của người phụ nữ bất chợt rạng rỡ khi nhắc đến các con, động lực để chị sống và làm việc. Con trai đầu của chị đã học năm 2 đại học.
Nghị lực của chàng trai ngày ngày chạy trốn cha B.H vẫn đỗ 2 trường đại học
Chạy trốn cha B.H con vẫn nghị lựcđỗ một lúc hai trường đại học (Ảnh minh họa)

Hạnh phúc tan nát vì rượu

Ở tuổi xấp xỉ 50, nhưng chị Hồ Thị Lành (ngụ làng Sơn Tùng, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) vẫn giữ được những đường nét thời con gái. Dáng vẻ mảnh mai, khuôn mặt thanh thoát, ánh mắt phảng phất nét buồn u uẩn. Năm 17 tuổi, xinh đẹp như bông hoa đang đến kỳ khoe sắc, chị lên xe hoa về nhà chồng trước ánh mắt tiếc nuối của bao

người. Chồng chị, một thanh niên sống cùng làng, không giàu có đẹp trai như những người đàn ông thời ấy đang đeo đuổi chị, nhưng anh hiền lành, chất phác, hay lam hay làm. Cứ nghĩ cuộc đời sẽ êm đẹp mãi như thế khi ba đứa con xinh xắn lần lượt ra đời. Ai ngờ...

Anh làm nông, quanh năm với đồng ruộng. Hết mùa vụ, anh lại làm thuê làm mướn, kiếm tiền phụ vợ nuôi con. Từ chỗ uống vài ly rượu giải mỏi, giải cảm trong những bữa cơm chiều sau một ngày lăn lộn ngoài đồng. Rồi đến chén chú chén anh với đôi ba ông hàng xóm. Anh trở thành kẻ nghiện rượu lúc nào không hay.

Từ người chồng, người cha mẫu mực, anh thành người đàn ông hung tợn. Quanh năm chị chịu đựng những đòn roi đau đớn. Chị nuốt nước mắt, chịu hết. Chỉ mong mình có đủ sức khỏe để làm lụng nuôi con. Trong nếp suy nghĩ cũ kỹ của người phụ nữ nông thôn như chị, ly hôn là thứ chị chưa từng nghĩ đến. Hơn nữa, chị muốn các con sống dưới mái nhà, có đủ cả cha lẫn mẹ, dù cha của chúng chẳng phải là tấm gương sáng để noi theo. Một mình chị cứ vật vã, lăn lộn như thế, để giữ mái nhà không nghiêng, để giữ cho các con một gia đình trọn vẹn.

Chị kể, hễ anh uống vào là quậy phá. Từ người thân, đến xóm giềng, anh đều không tha. Bao nhiêu lần chị trình báo cơ quan chức năng, đoàn thể ở địa phương, nhưng cũng chỉ là “nước đổ đầu vịt”. Anh bước ra đường, người ta thấy anh liền tránh đi, sợ chẳng may đụng chuyện, anh lại lồng lộn ăn vạ. Chị với anh như là duyên nợ. Đã nhiều lần muốn buông bỏ, nhưng không thành. Đành chấp nhận phận số. Chị bảo, chỉ thương các con, phải sống dưới mái nhà luôn có giông bão.

Người phụ nữ để lại tuổi thanh xuân đời mình sau những đòn roi của chồng, chia sẻ với giọng ngậm ngùi. Hồi đứa con gái đầu lên 5 tuổi thì phát bệnh bại liệt, vợ chồng vay mượn, chạy chữa mãi. Đổ nợ, làm lụng đến mấy năm, chị mới gom góp chút tiền đưa chồng lên ngân hàng trả nợ.

Vậy mà mấy bữa sau, ngân hàng xuống đòi niêm phong nhà. Chị té ngửa, ngất xỉu, biết chồng chị mang 5 triệu đồng tiền nợ ấy đi uống rượu, trả nợ rượu chè bấy lâu.

Thấy chị lận đận kinh tế, người thân cho mượn vốn, vợ chồng mở vựa đúc bờ lô bán cho người ta xây nhà. Làm ăn “be bét”, đứt vốn, vựa kinh doanh cũng giải thể. Chị nói với nụ cười héo hắt: “Hàng đọng không bán được, tui mang bờ lô về xây nhà. Nhờ vậy mới cất được nhà để ở. Nhà xây hơn chục năm, mãi chưa có tiền để tô quét”.Thấy anh mắc bệnh hoang tưởng ngày càng nặng, gặp ai cũng đánh chửi, gia đình quyết định đưa anh vào bệnh viện tâm thần

Huế điều trị. Nằm suốt mấy tháng, bệnh anh không thuyên giảm. Chị ngày chạy chợ, kiếm tiền nuôi con, kiếm tiền cho chồng chữa bệnh. Rảnh chút thời gian cũng chẳng dám ngơi nghỉ. Một ngày chị bất chợt vào viện giữa trưa, mới hay tiền chị đưa anh để mua thuốc chữa bệnh, anh mang hết ra cổng bệnh viện mua rượu uống. Chị tỉ tê: “Tui gắng gượng, để các con nhặt chữ, may ra cuộc đời bớt khổ”.

Đời mẹ khổ rồi, nên em phải gắng học, mai này sống luôn phần mẹ Gương mặt héo úa của người phụ nữ bất chợt rạng rỡ khi nhắc đến các con, động lực để chị sống và làm việc. Con trai đầu của chị đã học năm 2 đại học. Đứa út vừa đậu. Chị bảo: “Con người ta mong đỗ không được. Con mình đỗ một lúc hai trường mà mình lại lo”.

Ngồi kế bên, nghe từng lời tỉ tê của mẹ, con gái chị tên Khánh chỉ im lặng, len lén quay đi gạt nước mắt. Ẩn đằng sau đôi mắt đỏ hoe là một ước mơ về tương lai sáng lạn. Em nói với giọng đầy quyết tâm: “Em nhất quyết sẽ đeo đuổi đến cùng. Nhập trường ổn định, em sẽ cố gắng kiếm việc làm thêm. Em sẽ học thật giỏi để nhận học bổng của trường. Mấy năm đại học, thoắt cái mà qua nhanh thôi”. Em kể, vừa đậu Đại học Bách khoa Đà Nẵng, vừa đậu Đại học Y dược Huế. Vốn ốm yếu, lại hay đau vặt, mẹ không nỡ cho con gái học xa nhà, em chọn Đại học Y. Sáu năm học biết bao tốn kém, vẫn len lén nỗi lo có cầm cự được không.

Trong căn nhà tuềnh toàng, tường vôi lỗ hà lỗ hổng, giấy khen của em dán chi chít một góc nhà đơn sơ. Người mẹ kể, nhà nghèo, nhưng khó khăn không thể làm nhụt ý chí học tập của con gái chị. 12 năm học phổ thông, em đều đạt học sinh giỏi.

Trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cô bé luôn rinh được giải. Nhắc đến những ngày con gái gian truân theo đuổi việc học, chị nói, giọng nhỏ nhẹ tựa như hơi thở. Trong những trận đòn roi, rất nhiều lần chồng chị say mèm xé sách vở của con gái, bảo thôi không học nữa.

Không tiền mua sách vở mới, con gái chị ngồi tỉ mẩn dán lại những quyển sách đã rách bươm, vẫn miệt mài đến lớp. Những đêm trong cơn say, chồng chị la hét om sòm, chửi bới ồn ào, cô bé không sợ gì, nằm trên giường cứ rúc vào nách mẹ mà than: “Bài ngày mai con học chưa thuộc”.

Năm học cuối cấp, trong một đêm cha “làm loạn”, mẹ Khánh đã dắt theo 3 đứa con, chạy về bên ngoại nương nhờ. Chỉ có “cách ly” khỏi người cha nát rượu vừa bị bệnh tâm thần, con gái chị mới có thể chuyên tâm học hành. Cũng nhờ quyết định táo bạo của chị đêm ấy, mà cô con gái bé nhỏ của chị đỗ một lúc hai trường Đại học.

Trong suốt câu chuyện, chỉ khi nhắc đến các con, mới thấy khuôn mặt chị giãn ra, giọng của chị cũng nhẹ hẳn. Chị cho biết, những năm con gái đến trường, để mẹ yên tâm kiếm tiền, Khánh quán xuyến việc nhà. Lớn hơn chút nữa, cô bé đã biết giúp mẹ chăm sóc đàn heo sau nhà. Có chút thời gian rảnh rỗi, Khánh cần mẫn với nghề chằm nón. Chăm chút từng đường kim, mũi chỉ, mỗi ngày Khánh kiếm được hơn chục ngàn, gom góp tiền mua sách vở.

Để có tiền nhập học trong năm đầu Đại học cho con, chị phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi vẫn không đủ. Phải đến khi cam kết sẽ trả nợ đúng hạn, một người quen mới cho chị mượn 5 triệu đồng, để con gái nhập trường. Khánh bảo, cuộc đời mẹ đã khổ nhiều rồi. Nên em phải cố gắng. Phải dốc hết sức lực gấp ba gấp bốn. Học không chỉ để tương lai mình rạng rỡ, để mẹ hạnh phúc, tự hào. Mà học, để sống luôn phần của mẹ.

Nói thì mạnh miệng như thế, những nghĩ đến sáu năm Đại học dài đằng đẵng, bất chợt giọng em trầm xuống: “Ra thành phố trọ học, không thể phụ mẹ nuôi heo, cũng không thể chằm nón kiếm tiền. Mà không biết ở ngoài thành phố, kiếm việc làm thêm có dễ không, chị hè?”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật