10 thành phố lành mạnh nhất thế giới

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một thành phố lành mạnh là nơi người dân ở đó đang hưởng thụ một lối sống lành mạnh, được cung cấp chất lượng chăm sóc sức khỏe cao, khuyến khích hệ thống y tế dự phòng hay giảm thiểu sự ô nhiễm.
10 thành phố lành mạnh nhất thế giới
Copenhagen là một trong những thành phố lành mạnh nhất thế giới

Sức khỏe không chỉ là sản phẩm phụ về cách chúng ta sống mà còn liên quan đến nơi chúng ta sống. Vậy nên một thành phố lành mạnh là nơi người dân ở đó đang hưởng thụ một lối sống lành mạnh, được cung cấp chất lượng chăm sóc sức khỏe cao, khuyến khích hệ thống y tế dự phòng hay giảm thiểu sự ô nhiễm.

Copenhagen (Đan Mạch)

Copenhagen là một thành phố sầm uất với đầy đủ những cá nhân và các gia đình trẻ nhiều tham vọng. Người ta không tán thành việc làm việc nhiều giờ ở đây. Chỉ 2% nhân viên ở Copenhagen làm việc 40 giờ/tuần hoặc hơn, theo một báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế quốc tế (OECD), họ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, tham gia vào các nhóm thể thao, tình nguyện viên hay tham gia vào các chương trình cộng đồng khác. Tất cả các dịch vụ công ích đều miễn phí. Điều này giúp khuyến khích người dân tham gia. Khả năng cân bằng công việc với chất lượng thời gian và gia đình không chỉ làm giảm trầm cảm, mà còn nâng cao hạnh phúc. Nghiên cứu cho thấy người ta tập trung vào trải nghiệm và có mức độ cao về sự thoải mái sau thời điểm đã trôi qua.

Thứ khác là bầu không khí thoải mái ở Copenhagen. Cư dân vô tư cuốc bộ đến nhà hàng và tiệm tạp hóa. Có những chợ ẩm thực ngoài trời với rau củ quả tươi sống được trồng đâu đó trong lòng thủ đô. Thành phố có 249 tuyến đường nhỏ dành cho xe đạp, đi xe đạp trở thành lựa chọn an toàn và dễ dàng. Gần một nửa người tham gia lưu thông ở Copenhagen đi làm, đi du lịch hay đi học bằng xe đạp mỗi ngày. Chính quyền Copenhagen đang cố gắng nâng cao hơn chất lượng sống, theo đó đến năm 2015, tất cả công dân phải có quyền tiếp cận công viên, bãi biển hay đi bộ ít nhất 15 phút (theo chính sách mới của thành phố). Nhiều công viên còn tạo ra một dạng “vườn bỏ túi” hay các mảng xanh nhỏ cho cư dân thành phố. Nhằm giúp cư dân giảm lưu lượng giao thông và ô nhiễm. Thêm nữa 96% cư dân Copenhagen nói rằng họ sẵn lòng giúp đỡ ai đó nếu có nhu cầu. Với một xã hội ủng hộ như thế này thì dễ hiểu vì sao Copenhagen là một trong những thành phố lành mạnh nhất thế giới.

Okinawa (Nhật Bản)

Khi Ponce de Leon tìm kiếm Đài phun nước tuổi trẻ vào thế kỷ 16, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha này đã dong buồm tiến đến Nhật Bản thay vì Florida. Tỉnh Okinawa có dân số trường thọ nhất thế giới. Tuổi thọ ở phụ nữ là 86, ở nam giới là 78. Hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình của đàn ông thế giới, và lâu hơn 13 năm so với phụ nữ thế giới. Okinawa cũng có mật độ người trăm tuổi tập trung cao nhất thế giới. Liệu nước uống là vấn đề chính? Nghiên cứu về bách niên ở Okinawa đã ghi nhận một vài xu hướng chính. Người dân Okinawa có nguy cơ thấp nhất trong tất cả các căn bệnh chính có khuynh hướng gây chết người bao gồm ung thư, tim mạch và tiểu đường tuýp 2. Mặc dù tài chính họ nghèo hơn so với đại đa số người Nhật Bản song chất lượng cuộc sống ở Okinawa là tuyệt hảo.

Họ rất siêng tập thể dục và ăn ít thịt nạc. Do đó chỉ số khối c‌ơ th‌ể là thấp từ 18 đến 22. Chế độ ăn uống của họ giàu các loại rau có màu xanh và vàng, khoai lang, đỗ tương và cá. Người Okinawa đặc biệt ăn rất ít thịt đỏ. Họ uống rượu điều độ và ít người hút thu‌ốc l‌á. Họ có khuynh hướng sống trong cộng đồng liên kết. Thường sống cùng nhà với các gia đình nhỏ. Văn hóa Okinawa tôn trọng người cao tuổi. Những người trăm tuổi rất lạc quan, dễ thích nghi, độc lập, sáng tạo, điềm tĩnh và dễ tính. Trầm cảm và cô độc chỉ là thiểu số. Bác sĩ Carmel Dyer, giám đốc Khoa Lão khoa và thuốc giảm đau tại Trung tâm khoa học y tế thuộc Đại học Texas (Mỹ), kết luận: “Giảm trầm cảm, các mối quan hệ gia đình mạnh mẽ và sự lạc quan – là những nhân tố quan trọng. Người Okinawa có xu hướng làm việc ngay cả khi đã tuổi đã cao. Người ta luôn nghĩ xa hơn họ và không để cho bộ não ngừng nghỉ, đó thật sự là rất hữu ích”.

Monte Carlo (Monaco)

Sòng bạc, đua xe, du thuyền hạng sang... liệu có tạo nên những đứa trẻ khỏe mạnh? Monte Carlo nằm ngay trong lòng quốc gia nhỏ bé của châu Âu: Monaco, thực sự là nơi có tỷ lệ trẻ sơ sinh t‌ử von‌g thấp nhất thế giới, ước tính 1,81 trường hợp t‌ử von‌g/1.000 trẻ lọt lòng mẹ. Có được điều này là nhờ sự can thiệp của Bộ các vấn đề xã hội và y tế Monaco đã thực hiện một chế độ chăm sóc y tế trên khắp thành phố, chú trọng vào phòng ngừa, giáo dục và sàng lọc. Chất lượng chăm sóc trong thời gian mang thai khá an toàn và sạch sẽ được sự phối hợp của các nhân viên tay nghề cùng hệ thống chăm sóc sau khi sinh, đã giúp phòng ngừa tỷ lệ t‌ử von‌g, theo WHO. Bà Vivian Barnekow, quản lý chương trình Phát triển và sức khỏe trẻ v‌ị thà‌nh niê‌n và trẻ em Monaco (CAHD) tại văn phòng châu Âu của WHO, phát biểu: “Các quốc gia như Monaco đều có trang bị công nghệ cao và đội ngũ nhân viên tay nghề cao để đảm trách điều đó. Về nguyên tắc, rất dễ dàng để ngăn ngừa tỷ lệ trẻ t‌ử von‌g nếu bạn có cơ sở hạ tầng chăm sóc chất lượng cao”.

Monte Carlo (Monaco), thực sự là nơi có tỷ lệ trẻ sơ sinh t‌ử von‌g thấp nhất thế giới

Sự giàu có cũng là một lợi thế. Monaco đứng thứ 5 thế giới về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người, theo các báo cáo World Facebook của CIA. Theo WHO, trẻ em chiếm 20% trong dân số các quốc gia nghèo nhất thế giới và có nguy cơ tăng gấp 2 lần tỷ lệ t‌ử von‌g so với trẻ em nước giàu khoảng 20%. TS Edward McCabe, phó chủ tịch và giám đốc y khoa chính tại tổ chức phi lợi nhuận March of Dimes, nhìn nhận: “Lợi thế lớn nhất là Monaco là một nhà nước rất giàu có. Chúng ta đều biết rằng trẻ em non tháng do ảnh hưởng bởi sự nghèo đói và thiếu tiếp cận y tế là nguồn cơn gây t‌ử von‌g. Và Monaco có gấp 3 lần bác sĩ trên mỗi đầu người, vì thế dịch vụ y tế rất chu đáo. Nếu bạn có toàn quyền tiếp cận y thế thì con bạn lọt lòng sẽ có xác suất sức khỏe cao”. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo rằng các bà mẹ đang mang thai nên bổ sung Folic acid, ăn thức ăn lành mạnh, tập thể dục và chăm sóc thích hợp trước khi sinh thì sẽ sinh con mạnh khỏe.

Vancouver (Canada)

Thành phố Vancouver thuộc British Columbia (Canada) là thành phố lớn duy nhất ở Bắc Mỹ không có một tiểu bang khác chạy qua nó, theo phát biểu của Phó quản lý thành phố Vancouver-Sadhu Johnston. Với khu đô thị trung tâm đông đúc, hệ thống giao thông công cộng mạnh mẽ và vô số làn đường xe đạp, Vancouver là “thành phố đi lại sầm uất nhất Canada”. Thành phố này cũng có lượng không khí sạch nhất thế giới. Các nguyên nhân khác bao gồm những tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt cho các tòa nhà và cơ sở kinh doanh, và môi trường thiên nhiên – nhiều rừng cây xanh và gió biển mát rượi – đã giúp làm trong sạch ô nhiễm không khí. Chất lượng không khí là chỉ số sức khỏe tốt nhất cho bất kỳ thành phố nào, theo lời bà Janice Nolen, trợ lý phó chủ tịch chính sách quốc gia tại Hiệp hội phổi Mỹ (ALA)

Bà Janice Nolen cảnh báo: “Ô nhiễm có thể giết người. Nó rút ngắn tuổi thọ con người. Nó là căn nguyên gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ, hen suyễn ở trẻ em, giảm cân nặng ở trẻ và dĩ nhiên là ung thư phổi. Khói thải xe hơi là nguồn chính gây ô nhiễm. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng những người sống gần các tuyến đường cao tốc sầm uất sẽ hít nhiều phân tử và hó‌a chấ‌t độc hại hơn người sống xa đó”. Vào năm 2011, Vancouver đã áp dụng Kế hoạch hành động đô thị xanh nhất 2020 nhằm đưa Vancouver thành đô thị thân thiện môi trường nhất thế giới. Giới chức lãnh đạo thành phố đã bảo vệ và tôn vinh môi trường tự nhiên của nó. Cư dân dễ dàng tiếp cận mảng xanh, nước ngọt, biển cả và núi non. Cùng lúc, doanh nghiệp và chính phủ cùng hợp tác xây dựng nội thị. Kết quả, tăng 75% lượng người sống ở trung tâm Vancouver trong vòng 20 năm qua, có nghĩa người ta ít lái xe trong và ngoài thành phố. Nhìn chung, theo ông Johnston, Vancouver đã giảm 6% lượng khí thải carbon kể từ năm 1990, bất chấp dân số gia tăng gần 30% tăng 18% việc làm.

Melbourne (Australia)

Tháng 8/2014 vừa qua, trong vòng 4 năm liên tiếp, đô thị duyên hải Australia này đã được gọi tên là “đô thị đáng sống nhất thế giới” bởi Đơn vị thông minh kinh tế (EIU), chuyên nghiên cứu và xếp hạng các địa điểm trên toàn cầu theo các chủng loại. Melbourne nằm trong Top 140 đô thị, bao gồm tỷ lệ tội phạm thấp; chăm sóc sức khỏe hoàn hảo và giáo dục; lòng khoan dung của các dân tộc, tôn giáo và lối sống; và các hoạt động thể thao hấp dẫn như giải Quần vợt Australia mở rộng. “Lý do khiến cho Melbourne tốt hơn so với các thành phố khác do bởi ít thách thức mà cư dân sống ở đó phải đối mặt hàng ngày”, dẫn lời ông Jon Copestake, một nhà phân tích của EIU và là biên tập viên của các báo cáo thường niên. Nói cách khác, thành phố rất sạch sẽ, an toàn và chào đón, không có thởi tiết nghiệt ngã, không có cơ sở hạ tầng quá tải hay bất ổn dân sự.

Melbourne có một mạng lưới rộng lớn các tuyến đường sắt và xe điện cùng với hệ thống tuyến đường xe đạp có thể đi lại tự do mà không cần xe hơi. Melbourne cũng là nơi có nền văn hóa ấn tượng. Thế còn sức khỏe tinh thần thì sao? Ông Jeff Risom, một đối tác của Gehl Architects chuyên thiết kế không gian công cộng nâng cao sức khỏe. Ông Risom tin rằng với một thành phố nhiều công viên, quảng trường, xe lửa và nền văn hóa đa sắc sẽ tạo điều kiện cho cư dân có nhiều cơ hội tương tác xã hội hơn, khiến họ hạnh phúc hơn. Tháng 8/2014, nhiều độc giả của tạp chí lữ hành Conde Nast Traveler đã bình chọn Melbourne là thành phố thân thiện nhất trên hành tinh (cùng với Auckland của New Zealand). Melbourne là thành phố phát triển nhanh nhất Australia, giờ đây nó là nơi tươi đẹp, lành mạnh, đáng để sống.

Tháng 8/2014, nhiều độc giả của tạp chí lữ hành Conde Nast Traveler đã bình chọn Melbourne là thành phố thân thiện nhất trên hành tinh

New York (Mỹ)

Nhìn bề ngoài New York có vẻ không phải là nơi lành mạnh, nơi đây ồn ào, nhiều khách bộ hành qua lại như mắc cửi. Là một không gian đô thị hữu hạn với 8 triệu dân. Nhưng nó còn là một thiên đường. Trong số các đô thị lớn, chính quyền New York đã mạnh tay đàn áp nạn hút thu‌ốc l‌á. Năm 2002, Thị trưởng New York-Michael Bloomberg đã mở rộng lệnh cấm hút thu‌ốc l‌á tại tất cả các bar và nhà hàng trong thành phố. Một nghiên cứu của Sở y tế New York đã cho thấy rằng từ năm 2002 đến 2012, số lượng cư dân trưởng thành hút thu‌ốc l‌á đã giảm 28%, đồng thời tỷ lệ hút thu‌ốc l‌á ở học sinh trung học đã giảm 50%. Thị trưởng Michael Bloomberg cũng ban hành dự luật mới cấm hút thu‌ốc l‌á ở công viên, bãi biển và trung tâm thương mại.

Những nhà lãnh đạo New York cũng đưa ra các rào cản đối với người mua thu‌ốc l‌á. Một đạo luật có hiệu lực vào tháng 5/2014, đã nâng tuổi mua thu‌ốc l‌á hợp pháp và các sản phẩm thuốc lá từ 18 lên 21 tuổi. Cùng lúc, New York cũng đã hoàn thành việc tăng thuế tiêu thụ thu‌ốc l‌á; theo luật, một gói thu‌ốc l‌á phải được bán với giá ít nhất là 10,50 USD, giá thuốc cao thứ hai tại Mỹ. New York cũng đang xem xét tiến tới cấm thu‌ốc l‌á điện tử, vốn không được phê chuẩn bởi FDA. Ông Deidre Sully, phố giám đốc của Liên minh vì một thành phố không thu‌ốc l‌á NYC, một chương trình của Các giải pháp y tế công cộng, phát biểu: “New York luôn là nhà lãnh đạo trong kiểm soát thu‌ốc l‌á. Một trong các thông điệp chính của chúng tôi là những chính sách phi thuốc lá nhằm thừa nhận quyền của tất cả cư dân New York được hít thở không khí sạch, không mùi thu‌ốc l‌á”.

Jonkoping (Thụy Điển)

Số lượng người dân đạt 65 sẽ tăng đáng kể ở thế giới phương Tây trong vòng hai thập niên tới. Các chính phủ cần các hệ thống không chỉ cung cấp chăm sóc chất lượng tốt cho người cao tuổi mà còn phải theo định hướng dài lâu. Các nhà lãnh đạo thế giới nên học hỏi Jonkoping ở miền Nam Thụy Điển. Thụy Điển đứng gần đầu chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi theo nhiều cách đo lường khác nhau, dẫn lời ông Andrew Scharlach, giáo sư lão hóa tại Trường phúc lợi xã hội thuộc Đại học California, bao gồm an ninh thu nhập, tuổi thọ, tâm lý lành mạnh, việc làm và giáo dục. Bà Goran Henriks, giám đốc điều hành (CEO) về học thuật và đổi mới cho Jonkoping cho rằng có những bước tiếp cận để cải thiện chất lượng cuộc sống. Một trong những điểm đáng lưu ý là Dự án Esther.

Đây là một chính sách chăm sóc y tế mới mẻ, chẳng hạn như y tá địa phương sẽ đến tận nhà chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân khoảng vài ngày trước khi chuyển đến bệnh viện để thực hiện các thủ tục điều trị xa hơn (nếu bệnh diễn biến nặng). Dự án Esther cũng đã tích hợp các chương trình chăm sóc cho người cao tuổi ở Jonkoping và kết quả rất sửng sốt. Kết quả khả quan nhất của dự án là giảm đáng kể giường bệnh tại các bệnh viện trong vùng, tiết kiệm một khoản ngân sách khổng lồ cho thành phố. Tất cả nhằm giúp cải thiện đời sống cho người cao tuổi ở Thụy Điển.

Havana (Cuba)

Havana (Cuba) được xem là một trong những thành phố lành mạnh nhất thế giới. Việc tập trung vào việc phòng ngừa đã giúp các cư dân Havana chống lại việc phải nhập viện điều trị. Những nhân tố đáng lưu ý: Cuba với dân số 11 triệu người, tuổi thọ trung bình là 79, cùng tuổi thọ người dân Mỹ. Tỷ lệ trẻ sơ sinh ít t‌ử von‌g hơn Mỹ. Và chính phủ Cuba chỉ trả lương trung bình là 400 USD cho việc chăm sóc sức khỏe cho 1 người trong khi ở Mỹ là gần 9.000 USD. Chỉ có 1 từ: phòng ngừa. Ông Pierre LaRamee, CEO của MEDICC, một tổ chức hợp tác y tế phi lợi nhuận hoạt động giữa Mỹ và Cuba, chắc nịch: “Phòng ngừa giúp bạn hạ thấp phí tổn bệnh viện. Nếu bạn sống ở một quốc gia có nguồn lực giới hạn như Cuba, hầu như bạn đặt tất cả nguồn lực một cách hiệu quả nhất, những biện pháp can thiệp chi phí thấp nhất”.

100% tỷ lệ tiêm phòng và sàng lọc y tế đều được chính phủ hỗ trợ. Mỗi cộng đồng có một mạng lưới các văn phòng bác sĩ quy mô nhỏ cung cấp miễn phí các đợt khám chữa bệnh cho người dân. Những bệnh viện lớn lại dành cho các trường hợp bệnh nặng và phức tạp nhất, những vấn đề sức khỏe được quán xuyến trong các phòng khám nhỏ ở mỗi địa phương. Chăm sóc bản thân và hàng xóm là điều mà người dân Havana được dạy ngay từ khi còn nhỏ, theo ông Pierre LaRamee. Trẻ em được dạy về sơ cấp cứu và hô hấp nhân tạo (CPR), còn các dịch vụ y khoa khẩn cấp được quan tâm tối ưu. Ông LaRamee chỉ rõ: “Nếu mọi người được dạy dỗ về sức khỏe tổng quát: dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục, thì sẽ tạo ra một văn hóa sức khỏe”. Một điểm thú vị khác từ chính phủ Cuba đó là học trường y miễn phí, đó là lý do vì sao Cuba đào tạo nhiều bác sĩ hơn bất kỳ quốc gia Mỹ La Tinh nào khác.

Singapore

Nếu bạn đang bệnh, hãy đến Singapore. Được xếp hạng là một trong những hệ thống hiệu quả nhất hành tinh, chương trình chăm sóc sức khỏe nhà nước của Singapore được 80% dân cư sử dụng. Quan trọng hơn, Singapore dành ít chăm sóc sức khỏe hơn so với các quốc gia giàu có khác trên thế giới. Năm 2013, 4,7% GDP dành cho y tế; ở Mỹ là 17,9%, theo số liệu của Ngân hàng thế giới. Bí mật nằm ở chổ, Bộ y tế Singapore yêu cầu tất cả công dân tham gia một chương trình tiết kiệm y tế gọi là Medisave, nhằm đủ tiền để trang trải viện phí trong tương lai. Người dân nhận chăm sóc y tế dựa trên mức lương. Chi phí y tế khá minh bạch, còn chính phủ kiểm soát chặt các công ty bảo hiểm. Ông William Haseltine, chủ tịch của ACCESS Health International Inc. và là cựu giáo sư của Trường y khoa Harvard và Trường sức khỏe cộng đồng Harvard, nhận định: “Giá cả và kết quả minh bạch là rất quan trọng với chất lượng cuộc sống. Không có nó thì khó quản lý hệ thống chăm sóc y tế”.

Cựu GS William Haseltine nói rằng Singapore đã sớm hiểu về nhu cầu tích hợp y tế với mỗi diện mạo kế hoạch đô thị. Nhà ở, nước, thức ăn, chất lượng không khí, giao thông đường xá, công viên... phải được xem là một phần của hệ thống y tế toàn diện. Việc quan tâm tới các điều kiện môi trường và xã hội cũng là một hệ thống chăm sóc y tế thành công, theo lời bà Kisha B. Holden, phó giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại Trường y khoa Morehouse (Mỹ), người chuyên nghiên cứu về chênh lệch sức khỏe. Theo bà Holden, các chương trình chất lượng sức khỏe phải quan tâm đến nhu cầu của người dân được phục vụ. Cựu GS William Haseltine nói rằng Singapore đã thực hiện một số chiến dịch y tế thành công như thuê xe đạp, chống cất béo và cấm hút thu‌ốc l‌á. Hội đồng xúc tiến y tế của Singapore là cơ quan chuyên về chế độ ăn uống lành mạnh, giáo dục y tế và sàng lọc thường xuyên. Singapore đã phát triển đồng bộ chính sách chăm sóc y tế không phân biệt mức thu nhập.

Napa (California - Mỹ)

Bà Remi Cohen, người đứng đầu Tổ chức khiêu vũ thế giới, một tổ chức địa phương ở Napa, khẳng định: “Napa có nhiều thứ lành mạnh”. Ngoài thực phẩm tự trồng, đi bộ và đạp xe đường mòn thì Napa còn có một nền văn hóa ấn tượng”. Bà Cara Mar Wooledge, một chuyên gia giáo dục y tế của Phòng sức khỏe cộng đồng và các dịch vụ con người tại Hạt Napa, nhấn mạnh: “Mục tiêu của chúng tôi là chọn lựa sức khỏe theo hướng dễ tiếp cận”. Xét một cách toàn diện thì Napa nổi tiếng bởi rượu vang tuyệt hảo, với nhiều tour du lịch tham quan ruộng nho cũng như nếm rượu. Mặc dù nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng các chất chống oxy hóa trong vang nho đỏ không giúp bạn sống lâu hơn, nhưng việc uống 1 ly vang đỏ/ngày sẽ giúp chống trầm cảm. Ngoài ra có các lợi ích sức khỏe khác ở Napa: có các hiệp hội chống béo phì, các lớp học dạy nấu ăn dinh dưỡng bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha, và cả việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật