Âm nhạc của tôi là nhặt nhạnh lòng mình

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Là một trong số ít những nhạc sỹ trẻ tuổi gây sóng gió gần đây, Phạm Toàn Thắng với “Bốn chữ lắm” nổi lên như một hiện tượng. Ca khúc của anh đã đạt mức gần 7 triệu lượt view trên Youtube, chưa kể đến các sáng tác tiêu biểu khác như: Dấu mưa, Vẽ, Uống trà…
Âm nhạc của tôi là nhặt nhạnh lòng mình
Nhạc sỹ “Bốn chữ lắm”: Phạm Toàn Thắng

Cùng lắng nghe anh chia sẻ về quá trình sáng tác sau ca khúc “Bốn chữ lắm” gây bão thời gian qua. Âm nhạc đối với tôi bắt nguồn từ những trải nghiệm, nó hoàn toàn là những cảm xúc, những sự việc xảy ra xung quanh tôi thường ngày. Bạn cứ xem như tôi đang nhặt nhạnh lòng mình và lòng người rồi bỏ vào trong từng nốt nhạc để rồi những giai điệu cứ thế mà tung tẩy ra…

Nói như thế, cảm xúc cho những sáng tác của anh được nuôi dưỡng, đến ngày thì bật ra thành những giai điệu và ca từ?

Không hẳn thế. Tôi không thích quá nghiêm túc khi sáng tác nhạc, phè phỡn một chút sẽ khiến âm nhạc mình thú vị hơn. Tôi thích sự ngẫu nhiên và những cảm xúc bất chợt. Đôi khi người nhạc sỹ chỉ có một phút để nắm giữ cảm xúc.

Đôi khi bỏ lỡ vài nốt nhạc hay mà người nhạc sỹ không thể “phiêu” được với đứa con tinh thần của mình. Anh có như vậy không?

Nghĩ ra một giai điệu và quên ngay sau đó là chuyện xảy ra như cơm bữa. Đứt mạch cảm xúc cũng rất thường xuyên nên tôi thường tự an ủi bản thân rằng mình chưa có duyên với “đứa con” này. Có thể tình cờ sau này nhớ lại tôi sẽ viết tiếp, hoặc cứ để đó chừng nào đủ “lớn” trong tâm hồn biết đâu mình lại viết được một cái gì đó hay hơn.

Là nhạc sỹ trẻ có cuộc sống hiện đại nhưng các sáng tác của anh thường sử dụng các chất liệu âm nhạc “cổ”. Vì sao như vậy?

Đó chỉ là một phần trong âm nhạc của tôi. Tôi vẫn có những khía cạnh âm nhạc khác mà từ từ mọi người sẽ biết đến. Tôi thích ngũ cung Việt Nam, tôi lớn lên bằng những giai điệu này, và những sản phẩm mang chất liệu dân gian như một điều gì đó rất tự nhiên trong tôi. Đừng hỏi tôi vì sao, tôi thấy âm nhạc của tôi vẫn rất hiện đại và văn minh.

Anh có nghĩ mình sẽ bị “già đi” vì chuyện này không?

Nhìn ngoại hình của tôi thì không ai nghĩ tôi già đâu. Còn âm nhạc, những bài mà có chất liệu “cổ” như bạn nói thì toàn được đánh giá là trẻ và năng động không đấy, đến “4 chữ lắm” còn bị bảo là nhạc teen cơ mà. Đừng tưởng tượng, hãy tin chắc rằng Phạm Toàn Thắng là một chàng trai rất hiện đại.

Việc sử dụng các thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình sáng tác của anh diễn ra như thế nào? Anh đánh giá tầm quan trọng của các công cụ này ra sao?

Tôi thích âm nhạc điện tử, nên một chiếc computer là một điều không thể thiếu. Bên cạnh đó là một chiếc máy in, để kịp thời in và chỉnh sửa các bản nhạc. Như bạn biết, cảm xúc đến nhanh và cũng đi nhanh, đôi khi bỏ lỡ vài nốt thì phá hỏng cả một bài. Vì thế, chiếc máy tính và máy in hỗ trợ tôi rất nhiều, nó giúp tôi thuận tiện hơn trong việc làm nhạc và sản xuất ca khúc. Và có lẽ với âm nhạc hiện nay, các thiết bị hiện đại hỗ trợ là một điều bắt buộc.

Việc máy in nhanh hay chậm có tác động gì đến cảm xúc và quá trình sáng tác của anh?

Tôi thấy nó thường ảnh hưởng đến quá trình sản xuất âm nhạc hơn, đặc biệt khi chúng ta cần những bản nhạc để thu âm hoặc tập. Nếu máy in có vấn đề hoặc quá chậm sẽ khiến người thu hoặc người chơi đàn mất đi cái cảm hứng ban đầu họ đang có. Thế nên tôi chọn máy in nhanh, chất lượng tốt để không mất cảm xúc trong công việc. Và Canon Pixma E400 là chiếc máy in được tôi đánh giá cao vì thoả mãn các yêu cầu của tôi: Nhanh, đẹp, rõ ràng, tiết kiệm và dễ sử dụng.


Khi dùng máy in để in các bản nhạc ra và nghiền ngẫm, cảm giác của anh thế nào?

Cảm giác cầm một bản nhạc trên tay rồi có thể chỉnh sửa bằng bút là một cảm giác rất hay và thiêng liêng của người nhạc sỹ, giống như việc bạn nâng niu một quyển sách để đọc thay vì phải đọc nó trên máy vi tính vậy.

Xin cảm ơn và chúc anh ngày có nhiều sáng tác hay!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật