Nghề độc ‘thuần dưỡng’ kiến rừng thành kiến nhà

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Trương Thanh Khoan ( tỉnh Đồng Nai) đã thu hoạch trầm trị giá tiền tỉ tại vườn nhà. Bí quyết của ông là thuần dưỡng kiến xanhcó khả năng kíc‌h thí‌ch tạo trầm hương.
Nghề độc ‘thuần dưỡng’ kiến rừng thành kiến nhà
Nghề độc 'thuần dưỡng' kiến rừng thành kiến nhà

Quá khứ “ngậm ngải tìm trầm”

Người dân xã Phú Sơn gọi nông dân Khoan là tỉ phú, là đại gia vì ông không chỉ là chủ căn biệt thự bề thế ngay đường lộ rộng lớn, mà còn là chủ một “rừng trầm” đang mùa thu hoạch trị giá hàng chục tỉ đồng. Tỉ phú chân đất cười ha hả: “Danh xưng tỉ phú hay đại gia mọi người đặt cho vẫn khiến tôi lạ lẫm. Tôi chưa từng nghĩ có ngày lại gây dựng được gia tài như bây giờ”. Ông nói thế bởi xuất phát điểm quá thấp, hơn nửa đời người phải canh cánh với nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo, đông con. Để có cơm ăn, áo mặc, các anh chị em lần lượt bỏ học giữa chừng, kẻ đi làm thuê, người theo chân những phu trầm luồn lách khắp rừng sâu núi thẳm bất chấp hiểm nguy rình rập để “săn” trầm. Nghề vất vả nhưng như chơi xổ số, có phép màu có thể biến người nghèo đói thành tỉ phú trong chốc lát, khiến bao người bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, vào rừng tìm kiếm cơ may.

Mang theo niềm hi vọng đổi đời, suốt 17 năm đằng đẵng, ông lặn lội khắp các khu rừng Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, miền Trung, thậm chí sang cả Lào để tìm trầm. Kết quả có được chỉ là những mảnh vụn trầm hương không mấy giá trị, không giúp thay đổi số phận. Ngẫm lại, hàng trăm, hàng nghìn người vào rừng tìm trầm nhưng chẳng bao nhiêu người thay đổi số phận, mình không thể chạy mãi theo những hi vọng xa vời, ông quyết định “giải nghệ”, trở về mảnh vườn nhà.

Trầm hương được tạo ra khi cây dó bị tổn thương vì một tác nhân nào đó như giông gió làm gãy nhánh, côn trùng đục khoét thân cây khiến cây phải tiết ra chất nhựa bao bọc vết thương lâu ngày mà thành. Kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề, ông thấy trầm có nhiều hơn ở những cây dó bị tổn do bom đạn.

Sau một thời gian tìm hiểu, ông đúc kết, chất lưu huỳnh là nhân tố lớn kíc‌h thí‌ch cây tiết ra trầm hương, liền áp dụng phương pháp hóa học để tạo trầm hương. Năm 2000, ông lặn lội vào rừng tìm cây dó bầu con mang về rẫy trồng. Chăm sóc khoảng 3 năm, khi thân cây có đường kính từ 10 - 15cm, ông thí nghiệm khoét lỗ bơm chất hóa học cùng với một hỗn hợp khác vào thân để tạo trầm. Tuy nhiên kết quả thu được sau 4 năm nguyên cứu gần như là số không. Trầm hương có hình thành nhưng chỉ tích tụ được một lớp mỏng tang, lại nồng nặc mùi hó‌a chấ‌t.

Thuần dưỡng kiến rừng thành kiến nhà

Dự án thất bại, ông không nản. Sau nhiều đêm vắt óc suy nghĩ, ông chợt nhớ lại, trên thân một cây dó bị kiến đục khoét làm tổ có các đường vân gỗ màu dầu đen bóng như trầm hương tự nhiên.

Ngay ngày hôm sau, ông xách ba lô trở lại những khu rừng năm xưa tìm lại những thân cây dó có kiến làm tổ, nạo lấy những mảnh nhỏ xung quanh đem đốt. Mảnh gỗ tỏa mùi hương trầm ngào ngạt. Tiếp tục tìm hiểu, ông mừng rơn phát hiện, chính những chất tiết ra của kiến là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình tạo trầm hương, liền lên kế hoạch “thuần dưỡng” kiến rừng thành kiến nhà.

Hơn một tháng rong ruổi trong rừng, tỉ phú đã tìm được gần chục tổ kiến xanh đưa về nhà nhân giống. Thế nhưng, dù được phục vụ tận tình, lũ kiến không sinh sản, còn thi nhau lăn đùng ra chết.

Ban đầu ông nghĩ kiến không quen môi trường sống mới nhưng khi chúng chết gần hết, ông mới nhận ra mình quên tìm hiểu thói quen, sở thích của loài này để chăm sóc cho phù hợp. Lại khăn gói vào rừng tỉ mẩn quan sát cách ăn ở sinh hoạt của kiến. Mất cả tháng tìm tòi, ông Khoan phát hiện, kiến chết do quá đói.

Kiến xanh không như nhiều loài kiến khác thích ăn thịt, xác các sinh vật… mà chỉ ăn các loại thực vật, uống mật, thải ra một loại chất lỏng có màu giống mật mía. Chất này kết hợp với hỗn hợp làm từ mật mía, mật ong, cám ngô, tinh dầu dừa sẽ thúc đẩy quá trình lên men để tạo ra một chế phẩm vi sinh. Khi chế phẩm vi sinh này được bơm vào vết thương trên cây dó thì buộc cây phải tiết ra một loại kháng sinh để bao bọc vết thương, kháng khuẩn. Sự “tương tác” này là điều kiện tạo trầm trên cây dó.

Ông nói thêm, tuy chất tiết ra từ kiến xanh thúc đẩy quá trình hình thành trầm trên cây dó nhanh hơn bất cứ phương pháp nào, nhưng nếu lạ‌m dụn‌g nuôi kiến trực tiếp trên cây thì trầm chỉ đạt tỉ lệ khoảng từ 2 - 3% do chất tiết ra quá nhiều, giết chết kháng thể của cây tiết ra, hoặc kiến đục khoét thân làm tổ khiến cây bị chết. Bình thường kiến vẫn tiết ra chất kíc‌h thí‌ch trên, nhưng khi có tác động bên ngoài, chúng sẽ tiết chất này nhiều hơn như một hình thức tự vệ. Ở điều kiện bình thường, trung bình mỗi tháng, mỗi tổ kiến ông thu được 3 - 4 lít dịch. Mỗi vết bơm trên thân cây, chỉ cần tiêm 20cc chất này là đủ.

Chế phẩm vi sinh kíc‌h thí‌ch cây dó để tạo trầm hương được ông chiết xuất từ tinh chất của kiến kết hợp với tinh dầu dừa, cám ngô, mật mía...

Tỉ phú trầm hương

Sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, năm 2010 ông chính thức bơm chế phẩm vi sinh lên thân cây gió trên diện rộng, kết quả thành công ngoài mong đợi. Tỉ lệ hình thành trầm đạt trên 98%. Phương pháp này không chỉ tạo ra loại trầm có chất lượng, có mùi thơm tự nhiên, giá trị kinh tế cao mà còn rút ngắn thời gian tạo trầm từ 12 - 18 tháng xuống còn 6 - 9 tháng, chất lượng không hề thay đổi.

Ông cho biết, hiện mình có 3.000 cây dó ngậm trầm từ loại 3 đến loại 5 đang ở kỳ thu hoạch (trầm loại 1 có giá trị cao nhất, giá dao động từ 6 – 10 triệu/1kg - PV). Trung bình mỗi cây sẽ cho gần 2kg trầm thành phẩm, giá từ 3 - 5 triệu đồng mỗi ký. Trầm của ông được tạo từ tự nhiên, không có hó‌a chấ‌t độc hại nên làm ra đến đâu có người mua đến đấy, không chỉ thị trường trong nước mà các đối tác ở Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản… cũng tìm về tận vườn để đặt hàng. Nhiều danh y trong nước cũng tìm đến mua trầm hương về chế thuốc. Thành công nối tiếp thành công, nắm bắt xu hướng người tiêu dùng, song song với việc bán trầm hương theo trọng lượng, tỉ phú còn chọn những cây dó trầm kết nguyên khối đẹp, chế tác thành những cây cảnh, khô mộc dùng để trưng bày.

Những tác phẩm trầm hương này giá không hề rẻ. Cây có chiều cao từ 1 – 1,5m có giá trên dưới 20 triệu đồng. Đối với những cây có nhiều điểm tích tụ trầm, màu sắc đẹp, thế đẹp thì có giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Ông cho biết, hiện tại, đang tạo trầm theo hình dáng rồng cuộn và các thế “độc” khác để tăng cao giá trị cho sản phẩm.

Để tận thu nguồn nguyên liệu trầm hương, ông xây lò chưng cất tinh dầu trầm dùng làm dược liệu chữa bệnh và phục vụ công nghiệp mỹ phẩm với giá từ 100 - 200 triệu đồng/ lít . Sau khi đục đẽo, phân loại sản phẩm trầm thì những thớ gỗ dó bầu có trầm kém hơn sẽ được xay nhuyễn rồi cho vào nồi chưng cất. Quá trình này vừa không tốn nhiều chi phí nhưng lại cất được tinh dầu trầm với giá trị cao.

Ông chia sẻ, hiện đang tìm cách phổ biến kỹ thuật, đưa các chế phẩm đến với mọi người, giúp nông dân tự sản xuất được trầm, tự tìm cơ hội đổi đời ngay trên chính mảnh đất vườn nhà mà không phải phó thác sinh mạng vào những chuyến đi nguy hiểm đầy may rủi nơi rừng thiêng nước độc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật